2. VIDEO - CÔNG LỰC QUYỀN (THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG)

tháng 11 30, 2019 |
Giới thiệu Video:

CÔNG LỰC QUYỀN
(THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG)





Xem tiếp…

1083. TRƯỜNG QUYỀN

tháng 11 30, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

TRƯỜNG QUYỀN


Link tải sách: TRƯỜNG QUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

1. VIDEO - BÁT ĐẠI MÃ BỘ (THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG)

tháng 11 28, 2019 |
Giới thiệu video:

BÁT ĐẠI MÃ BỘ
(THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG)




Xem tiếp…

1082. LÝ TIỂU LONG - TRIỆT QUYỀN ĐẠO

tháng 11 28, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

LÝ TIỂU LONG 
TRIỆT QUYỀN ĐẠO


Link tải sách: LÝ TIỂU LONG - TRIỆT QUYỀN ĐẠO
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

1081. THVT - THIẾU LÂM NGŨ HÌNH QUYỀN ( LONG HỔ XÀ HẠC BÁO)

tháng 11 24, 2019 |
Giới thiệu cuốn Tìm hiểu Võ thuật:

THVT 
THIẾU LÂM NGŨ HÌNH QUYỀN 
( LONG HỔ XÀ HẠC BÁO)



Link tải sách: THVT - THIẾU LÂM NGŨ HÌNH QUYỀN ( LONG HỔ XÀ HẠC BÁO)
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

1080. KARATE TỰ VỆ

tháng 11 22, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

KARATE 
TỰ VỆ

Link tải sách: KARATE TỰ VỆ
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

1079. THVT - THIẾU LÂM NỘI NGOẠI CÔNG

tháng 11 21, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

THVT 
THIẾU LÂM NỘI NGOẠI CÔNG


Link tải sách: THVT - THIẾU LÂM NỘI NGOẠI CÔNG
Nguồn: Võ Thuật
Xem tiếp…

6 TIÊU CHUẨN CỦA MỘT NGƯỜI THẦY DẠY VÕ

tháng 11 20, 2019 |

6 TIÊU CHUẨN CỦA MỘT NGƯỜI THẦY DẠY VÕ


Có nhiều tranh cãi tồn tại trong giới võ thuật về những tiêu chuẩn của người thầy dạy võ. Trong quá trình tìm kiếm ý kiến cộng đồng về vấn đề này, Cà Phê Võ Thuật tìm thấy nhiều ý kiến chung, cũng có nhiều yếu tố còn nằm trong vòng tranh cãi “Có thực sự cần ở một người thầy dạy võ hay không?”.
Bài viết sau đây là một trong số những ý kiến đầy đủ, khái quát và thuyết phục nhất CPVT (Cà phê võ thuật) đã đọc về vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu, tìm xem những điểm giống và khác với quan điểm của chính các bạn.
1- Trước hết, người thầy dạy võ phải có sức khỏe

Không nhất thiết vai u thịt bắp nhưng phải khỏe mạnh, rắn rỏi – dạy võ mà hom hem, hốc hác, hay liêu xiêu mỗi khi trái gió trở trời thì vừa khó coi vừa khó chấp nhận. Bởi mục đích đầu tiên của võ là mang lại sức khỏe cho người tập, vậy mà ông thầy võ ốm o xo bại thì không thuyết phục được ai.
Không chỉ có sức khỏe về mặt thể chất mà còn phải có sức khỏe về mặt tinh thần: sáng suốt, mạnh mẽ, kiên định, và một tâm hồn cao đẹp… khác với mẫu người lờ mờ, bạc nhược, buông thả, với con tim bệnh hoạn… Là một loại hình thể thao, võ thuật phải mang lại cho người tập “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Mà muốn được thế, ông thầy dạy võ phải là con người có “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”.
2- Thầy dạy võ cần có trình độ tri thức và văn hóa ở mức cao
Ngày trước thế giới nhỏ bé sau lũy tre làng, ngày nay thế giới mênh mông trong thời đại toàn cầu hóa. Ngày trước không ít thầy võ thất học, có cả trường hợp nhiều vị thi đậu đến tiến sĩ võ, mãi khi vào thi đình, ông vua mới phát hiện vị tiến sĩ nọ mù chữ; ngày nay ông thầy võ nhất thiết phải có học, có trình độ tri thức và văn hóa nhất định. Người thầy võ thật sự không chỉ am tường võ thuật, võ lý mà còn phải đạt đến tầng võ đạo. Giáo dục là một nghệ thuật tổng hợp, đòi hỏi người thầy phải có kiến thức tổng quát. Không có tri thức, không có khoa học, không có văn hóa thì lấy gì để dạy đạo làm người.
Trình độ tri thức và văn hóa còn giúp người thầy võ năng lực tiếp thu cái mới và công nghệ mới, trong đó có công nghệ internet. Làm sao có thể tưởng tượng được một ông thầy võ thời hiện đại mà không biết sử dụng internet. “Rừng văn biển võ” – cả biển võ mênh mông trải ra trước mắt chỉ cần bằng một động tác nhấp chuột. Không biết tận dụng lợi ích của internt, ông thầy võ tự bịt mắt mình, tự cô lập mình, tự đẩy mình về lại quá khứ hàng trăm năm trước.
3- Thầy dạy võ cần có năng lực tổ chức, điều hành tốt
Ngày nay, ông thầy võ thường là người đứng đầu một Câu Lạc Bộ, một Võ đường, Chi phái, Hệ phái, hay Liên Đoàn… Bởi thế, ông thầy võ còn phải có năng lực tổ chức, điều hành. Thiếu tiêu chuẩn này, ông thầy võ không thể duy trì nổi Câu Lạc Bộ, chứ chưa nói phát triển phong trào, hay nâng cao chất lượng rèn luyện và giáo dục.
4- Thầy dạy võ phải biết võ và liên tục tập luyện và tìm hiểu thêm về võ
Nhưng tiêu chuẩn quan trọng hơn cả là ông thầy dạy võ phải giỏi võ. Không chỉ là nhà chuyên môn mà phải có chuyên môn sâu về môn võ mình dạy. Võ có ba tầng: võ thuật, võ lý, và võ đạo. Võ thuật bao gồm hệ thống kỹ thuật, quyền pháp, đấu pháp; võ lý là những nguyên lý làm nền tảng từ đó xây nên hệ thống võ thuật. Về mặt này, đòi hỏi người thầy võ phải am tường và thông suốt cả hai. Hiện nay, không ít vị chưa đủ chuyên sâu nhưng cũng mở lò luyện võ. Nhà nước thiếu trách nhiệm kiểm soát, nhân dân thiếu quan sát chọn lựa. Hậu quả là người học học không tới đâu, không hứng thú, và không có hiệu quả, chưa nói đôi khi còn phản tác dụng. Ở các nước tiên tiến, cũng như mọi ngành nghề khác – bác sĩ phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ, y tá phải có bằng tốt nghiệp y tá, kỹ sư phải có bằng tốt nghiệp kỹ sư, thầy giáo phải qua quá trình đào tạo và thử nghiệm, thì thầy võ cũng phải có bằng huấn luyện võ thuật. Với thầy võ, đó mới chỉ là chứng chỉ chuyên môn, tuy thế không thể không có. Tất nhiên, ông thầy võ không nhất thiết phải là nhà cựu vô địch. Người đấu đá giỏi chưa hẳn là một Huấn Luyện viên giỏi, một huấn luyện viên giỏi chưa hẳn là một ông thầy võ giỏi. Rất tiếc, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn điểm này.
Có năng lực chuyên môn, ông thầy võ còn phải có tư tưởng sư phạm và phương pháp sư phạm. Giáo dục là một khoa học, với hệ thống chương trình, qui trình, phương pháp cụ thể theo đặc thù mỗi môn học. Không thể chủ quan, tùy tiện dạy gì cũng được, trước sau, nhanh chậm gì cũng được… Dạy võ không dừng lại ở quyền cước mà còn hướng đến dạy đạo làm người. Không coi võ sinh như một con người trừu tượng mà là một con người cụ thể, với từng đặc điểm riêng, những ưu điểm và nhược điểm riêng, tính khí tính cách riêng; không xúc phạm người tập, không đánh mất niềm tin, niềm tự hào của họ; luôn yêu thương, tôn trọng, và biết chờ đợi… Ông thầy võ thực sự phải vừa là một người thầy, người cha, người bạn.
5- Thầy dạy võ cần có phẩm chất và đạo đức tốt đẹp
Một tiêu chuẩn khác còn quan trọng hơn, ông thầy dạy võ phải có phẩm chất và đạo đức cần thiết. Phẩm chất, đó là: Khiêm tốn, điềm tĩnh, đúng giờ, giờ nào việc đó; có hoài bão, có ước mơ; không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình, không mắc những thói hư tật xấu như đánh lộn, nhậu nhẹt, cờ bạc, trộm cắp, bê tha… Đạo đức, đó là: Trung thành với tổ quốc, hiếu để với cha mẹ, trách nhiệm với gia đình, tình nghĩa với thầy bạn, nhân ái với mọi người… Ngoài ra, ông thầy võ cần có tâm hồn cao đẹp, cao thượng, bao dung… cùng với  cốt cách ung dung, trầm tĩnh, đỉnh đạt… Ông thầy võ phải luôn luôn là tấm gương cho võ sinh noi theo.
6- Thầy dạy võ phải hết lòng vì võ sinh
Sau cùng, ông thầy võ phải hết lòng vì võ sinh thân yêu. Ai không biết cho thì không thể là ông thầy võ lý tưởng: cho kiến thức, cho lời khuyên, cho thời gian, cho công sức, cho tâm huyết, đôi khi cả cho tiền – đây là điểm khác biệt giữa dạy võ và các loại hình buôn bán khác. Buôn bán phải sòng phẳng, “tiền trao cháo múc”, còn dạy võ, đôi khi chẳng thu học phí, đặc biệt đối với những võ sinh nghèo.
Đó chỉ là sáu tiêu chuẩn căn bản. Không nhất thiết phải hội đủ cả sáu mới gọi là ông thầy võ. Trong thực tế, đôi khi chỉ cần bốn hoặc năm cũng có thể chấp nhận được. Nhưng ba tiêu chuẩn sau cùng thì dứt khoát không thể không có. Đó là: phải có năng lực chuyên môn, phải có tư cách đạo đức, phải hết lòng vì võ sinh thân yêu. Nói gọn lại, thầy võ chí ít cũng phải có Tài, có Đức, và có Tâm.
Võ thuật, môn phái nào cũng có cái hay riêng. Nhưng học võ, khâu quan trọng nhất là chọn thầy. Gặp ông thầy “chuẩn”, việc tập võ mang lại hứng thú và lợi ích rõ ràng; gặp ông thầy không chuẩn, việc tập võ nhàm chán và chẳng có lợi ích gì, đôi khi còn tác dụng ngược lại.
_ Hết _
Nguồn: Nghĩa Dũng Karate
Xem tiếp…

1078. THVT - ĐIỂM HUYỆT & CẦM NÃ PHÁP

tháng 11 20, 2019 |
Giới thiệu cuốn tạp chí

THVT 
ĐIỂM HUYỆT & CẦM NÃ PHÁP

Link tải sách: THVT - ĐIỂM HUYỆT & CẦM NÃ PHÁP
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

LUẬN VỀ CHỮ LỄ TRONG VÕ ĐẠO

tháng 11 17, 2019 |
Người luyện võ rất coi trọng lễ và giữ lễ. Trong thời đại giao lưu, hội nhập; khi các mối quan hệ xã hội trở nên mong manh, các giá trị truyền thống dễ bị lung lay, biến dạng, cả hoà tan; xem ra chỉ có võ là còn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo”, là còn trọng lễ và giữ lễ.

Với con nhà võ, nơi tập võ không phải là Câu Lạc Bộ như nhiều người nghĩ, mà là một Võ đường, Đạo đường; người Nhật gọi là Dojo (Jo là nơi, Do là đạo – bộ quy tắc ứng xử của một người, một tổ chức. Như vậy Dojo là nơi trui rèn đạo của người luyện võ).

“Học lễ” là nội dung được thực hành liên tục, kiên định, nhất quán trong suốt quá trình dạy võ và học võ. Ngày đầu tiên đi học võ, người học phải trải qua thủ tục  “Bái sư nhập môn”. Tuy không rườm rà như ngày trước, nhưng phép tắc thì phải duy trì: người học thắp cây hương trên bàn thờ Tổ, được gặp mặt Thầy, được giới thiệu với vị Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện, đặc biệt được hướng dẫn để biết phép tắc và những qui định của Võ đường… Bởi vì nơi tập là một Đạo đường, nên mỗi lần vào ra, người học phải cúi chào. Bất cứ lúc nào gặp thầy, bạn, huynh đệ, đều phải cúi chào. Bắt đầu và kết thúc một buổi tập, môn sinh phải chào Tổ, chào Thầy. Bắt đầu và kết thúc một trận đấu tập, hai đối thủ phải cúi chào nhau. Bắt đầu và kết thúc một bài quyền bao giờ cũng là cái chào. Bài tập đầu tiên trong cuộc đời học võ là bài chào. Trong Võ đường, và qua các kỳ kiểm tra, người học võ được đánh giá dựa trên hai tiêu chuẩn: thành tựu công phu và phẩm chất đạo đức, được thể hiện qua cung cách quan hệ, ứng xử với mọi người… Với những ai hiểu, thì đó không chỉ là hình thức mà còn bao hàm cả nội dung. Với những người học còn nhỏ tuổi, chưa kịp hiểu, thì cứ kiên trì thực hành lễ, một ngày kia tất sẽ ngộ ra ý nghĩa bên sau mỗi cái chào.
Người học võ chân chính không coi cái chào là lễ, mà là hình thức của lễ, cách thể hiện lễ. Cái chào ngầm chứa nội dung vô cùng quan trọng, vốn là kim chỉ nam của người học võ, đó là cái đạo của võ và đạo đức của người học võ, gọi chung là võ đạo. Cái chào chỉ như bóng điện, võ đạo mới là dòng điện. Không có dòng điện, bóng điện không thể toả sáng; không có tinh thần võ đạo, cái chào chỉ còn là động tác gật đầu.
Cũng như quá trình tích tụ năng lượng để thắp sáng bóng đèn, quá trình học võ là quá trình tu dưỡng phẩm chất, đạo đức làm nền tảng cho hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Tuỳ theo từng mối quan hệ xã hội mà hành vi ứng xử khác nhau. Ví dụ, đối với cha mẹ khác đối với thầy, với bạn; đối với người thân, khác với kẻ sơ; với ân nhân khác với kẻ thù; cung cách đi dự đám cưới khác với dự đám ma… Nhưng dù sắc thái có khác nhau thế nào, thì tất cả đều được hình thành trên một nguyên tắc chung. Nói cách khác, nội dung ứng xử thì tuỳ từng mối quan hệ; nhưng nguyên tắc ứng xử thì chung nhất.

Văn hóa người Việt cũng quen với “ngũ thường” – năm đạo đức tối thiểu của Nho giáo. Trong đó cũng có chữ “Lễ”
Người đời thường coi trọng hình thức của lễ, nội dung của lễ, nhưng con nhà võ còn coi trọng nền tảng, nguyên tắc của lễ. Các nguyên tắc đó là:
Nhân ái và tôn trọng
Nói tôn trọng là tôn trọng quyền tồn tại, quyền sống, quyền làm người, quyền làm người không giống ai. Trong đời sống xã hội, vị trí mỗi người tuy chẳng giống nhau, nhưng nhân cách làm người thì không khác nhau – ai cũng sinh ra và lớn lên bằng trái tim của mẹ; ai cũng bình đẳng trước thượng đế và trước cái chết. Có tinh thần tôn trọng, người tập võ không hạ mình trước bất cứ ai, không phân biệt ai hơn ai; không tâng bốc người trên, không miệt thị người dưới. Tôn trọng con người, tôn trọng mình, tôn trọng đối thủ, đó là một trong những phẩm chất hàng đầu của người học võ.
Nhân ái là mục đích cuối cùng của người học võ, nó giúp định hướng hành vi của người học võ. Dù nghĩ gì, làm gì, nói gì, xử sự thế nào, tất cả đều phải nhằm mục đích làm sao cho con người tốt hơn, cho mình tốt hơn, cho đời đẹp hơn. Nếu không vì lòng nhân ái, hành động của người học võ không khác chi hành động của tên cướp, nhưng nếu vì lòng nhân ái, hành động của anh ta sẽ là hành động anh hùng – “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (Nguyễn Trãi).
Khiêm tốn và nhún nhường
Thói kiêu căng tự mãn là kẻ thù lớn nhất của người học võ. Sự hiểu biết không bao giờ có giới hạn. Ai không thấy thiếu sẽ không thêm được gì. Ai không biết ẩn mình sẽ không bay cao. Cái thùng đã đầy thì không còn chứa được nữa. Muốn nhảy lên cao thì phải rùn thấp. Muốn vượt qua xà phải biết uốn mình. Với người học võ, đức khiêm tốn không làm cho mình bé lại mà giúp mình có sức mạnh đi xa về trước; không làm cho mình thấp hơn đối thủ mà làm cho đối thủ không cao hơn mình. Đức khiêm tốn còn thể hiện đạo đức của người học võ: yêu người, vì người, “đi trước về sau”, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của mọi người”.
Niềm tin và bản lĩnh
Ở đời, không ai có tất cả, không ai không có tất cả. Con gà trống gáy một tiếng, cả làng thức dậy, nhưng không đẻ được trứng; con gà mái đẻ được trứng, nhưng không làm kinh động được ai. Ông nông dân lấy vợ, sinh con, lao động cực nhọc nuôi sống gia đình, nhưng không làm được nhạc. Ông nhạc sĩ tài danh sáng tác cả pho nhạc hay làm rung động trái tim bao thế hệ, nhưng không có vợ con, không cuốc nổi một luống đất. Thật vô lý nếu ông nông dân nọ mặc cảm vì không sáng tác được nhạc; hoặc ông nhạc sĩ kia đau buồn vì không làm tròn thiên chức lấy vợ, sinh con. Cho nên, học võ là học để biết mình là ai, biết cách hun đúc mình, hoàn thiện mình, có niềm tin và tự hào về mình. Mất niềm tin là tự đánh mất vũ khí của mình. Niềm tin, đối với người trí thức, đó là sức mạnh nội tâm; đối với bậc thiền sư, đó là tinh thần vô uý; đối với người học võ, đó là dũng khí của người chiến sĩ. Mất niềm tin, con người hoặc rơi vào tự ti, trầm cảm; hoặc trở nên hung hăng, gây hấn. Chỉ có bản lĩnh, có niềm tin, người học võ mới có sức mạnh để thể hiện cái đức nhân ái, khiêm tốn, nhún nhường, và tôn trọng người khác.
Nhân ái và tôn trọng, khiêm tốn và nhún nhường, bản lĩnh và niềm tin, đó không chỉ là nền tảng của mọi hành vi ứng xử, mà còn là nền tảng của tinh thần Hoà Hợp. Mục đích tối thượng của người học võ là thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người với tinh thần: cộng tác, cộng đồng, cộng hưởng, cùng hưởng… trong xã hội; thái hoà trong gia đình, và an lạc trong bản thân. Đây là điểm thanh niên chúng ta đang thiếu, thậm chí thiếu trầm trọng. Thanh niên chúng ta thiếu cái thuận mà thừa cái nghịch, thiếu cái hoà mà thừa cái bất hoà, thiếu đoàn kết mà thừa chia rẽ. Tôi từng nghe nói: “Một người Việt Nam và một người Nhật, thì người Nhật không bằng người Việt Nam. Ba người Việt Nam và ba người Nhật, thì ba người Việt Nam không bằng ba người Nhật”. Ấy là cách khẳng định thói xấu bất hợp tác, mất đoàn kết của người mình đó thôi. Vì sao ư? Có chi đâu, là vì chúng ta thiếu cái đức tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn, bản lãnh và một sức mạnh nội tâm. Ở đời, phàm kẻ nào không có sức mạnh nội tâm, không có bản lĩnh, kẻ đó sẽ không nói được tiếng xin lỗi, xin cám ơn, xin vui lòng, xin nhận trách nhiệm… Và chắc chắn kẻ đó không thể thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Võ thuật gián tiếp dạy con người giá trị của sự tôn trọng nhau trong xã hội.
Tất nhiên, ở trường học và trong gia đình, ai cũng mong muốn dạy con em mình biết lễ phép, biết cách ăn ở, cách đối nhân xử thế. Nhiều trường học nêu cả khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở cổng trường và trong các lớp học. Nhưng xem ra, chỉ có võ là dạy cái lễ cho người học hiệu quả nhất. Nói vậy là vì, chỉ có võ mới có chương trình học vừa cả võ vừa cả lễ; nội dung kiểm tra lên đai đẳng cũng bao gồm cả lễ và võ. Ngoài ra, việc thực hiện chương trình “học lễ” xuyên suốt, nhất quán, và triệt để. Đặc biệt, võ coi trọng đào luyện cái gốc song song với cái ngọn, nội dung song song với hình thức, nền tảng song song với biểu hiện – coi trọng việc giáo dục cho người học tinh thần nhân ái, tôn trọng con người, khiêm tốn, niềm tin, và bản lĩnh, song song với việc dạy cho các em cách đối nhân xử thế, cách quan hệ ứng xử cho phải phép, phải đạo với mọi người.
Tiếc rằng, hiện nay nhiều người hiểu không đúng về võ. Họ cho võ là đánh nhau, là vai u thịt bắp, là mặt rổ mặt rạch… Họ không hề hiểu võ là một hình thái nghệ thuật, là công cụ giáo dục đạo làm người; học võ là học đạo làm người. Thêm vào đó, cũng vì có nhiều người dạy võ chỉ dừng lại ở mức “võ thuật” mà chưa đạt tới được mức “võ lý” và “võ đạo” – chỉ dạy cho người học cách đánh mà không dạy cho họ đánh ai, đánh thế nào, bảo vệ ai, bảo vệ cái gì… Đã thế, trong xu thế thị trường hoá, thương mại hoá, thể thao hoá, võ bị xếp ngang hàng với các môn thể thao khác. Người ta chạy theo thành tích, huy chương mà quên mất sứ mệnh giáo dục; chạy theo hư danh mà quên đi thực chất. Tất nhiên, võ cũng là một môn thể thao, nhưng không phải đơn thuần chỉ là một môn thể thao. Võ là môn thể thao truyền thống. Nó vừa phải làm nhiệm vụ đào tạo những vận động viên xuất sắc cho thể thao nước nhà, vừa phải hoàn thành sứ mệnh dạy cho người học sức khoẻ, phẩm chất đạo đức, đối nhân xử thế.
Hẳn chúng ta đều biết, “Tinh thần Nhật Bản”, “Sức mạnh Nhật Bản” được hun đúc bởi ba dòng sữa: Thần đạo Shinto, Phật giáo Thiền tông, và Tinh thần Võ đạo. Trong suốt bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, võ là một trong hai dòng suối tạo nên Sức mạnh Việt Nam – “Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững. Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa. Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng. Rất hiên ngang mà nhân ái chan hoà” (Huy Cận). Từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… các bậc khai quốc, công thần đều xuất thân từ con nhà võ. Nhiều trong các triều đại ấy đều có trường dạy võ, chương trình học võ, và các kỳ thi võ (Tú tài, Cử nhân, Tiến sĩ). Rõ ràng, cùng với văn, võ đã góp phần hun đúc nguyên khí quốc gia, sức mạnh dân tộc; góp phần đào luyện con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có sức mạnh, niềm tin, và khí phách; được thử lửa qua suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Ngày nay, đất nước ta hoà bình, thống nhất, thịnh vượng. Chúng ta có nhiều bạn bè, nhiều đối tác khắp năm châu. Chúng ta đang hân hoan vươn ra biển lớn. Nhưng nhìn lại, xem ra dòng suối võ ngày nào không còn chảy nữa! Không biết nó tắt từ thời nào? Vì sao tắt? Có cần khơi thông không? Làm thế nào khơi thông trở lại để võ tiếp tục góp phần mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước? Rất cần các công trình nghiên cứu nghiêm túc, các hội nghị khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề ấy.

Thiết nghĩ, dù đứng trước kẻ thù hay đứng trước đối tác làm ăn, mỗi dân tộc, mỗi con người đều phải cần có sức mạnh, niềm tin, và khí phách. Thiếu sức mạnh, niềm tin, và khí phách, thì không thể đánh thắng ngoại xâm; thiếu sức mạnh, niềm tin, và khí phách, cũng không thể làm ăn sòng phẳng với người.
Xem tiếp…

1077. GẬY DƯỠNG SINH

tháng 11 17, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

GẬY DƯỠNG SINH

Link tải sách: GẬY DƯỠNG SINH
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

1076. THÁI CỰC QUYỀN - TẬP 2

tháng 11 17, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

THÁI CỰC QUYỀN 
TẬP 2



Link tải sách: THÁI CỰC QUYỀN - TẬP 2
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Link tập 1: THÁI CỰC QUYỀN - TẬP 1
Xem tiếp…

1075. THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ - MAI HOA ĐAO

tháng 11 13, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ 
MAI HOA ĐAO

Link tải sách: THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ - MAI HOA ĐAO
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

1074. VÕ HẦU THƯỢNG ĐẢNH - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

 VÕ HẦU THƯỢNG ĐẢNH 
KIM NHẤT PHI


Link tải sách:  VÕ HẦU THƯỢNG ĐẢNH - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1073. XÀ HÀNH NHẬP TRẬN - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

XÀ HÀNH NHẬP TRẬN 
KIM NHẤT PHI



Link tải sách: XÀ HÀNH NHẬP TRẬN - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1072. TRƯỜNG CÔN TIÊN TỬ PHÁ TRẬN - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

TRƯỜNG CÔN TIÊN TỬ PHÁ TRẬN 
KIM NHẤT PHI


Link tải sách: TIÊN TỬ PHÁ TRẬN - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1071. THIẾT HỔ LY SƠN - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

THIẾT HỔ LY SƠN 
KIM NHẤT PHI


Link tải sách: THIẾT HỔ LY SƠN - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1070. SƯ TỬ HÍ CẦU - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

SƯ TỬ HÍ CẦU 
KIM NHẤT PHI



Link tải sách: SƯ TỬ HÍ CẦU - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1069. SONG NHỊ KHÚC BẠT THẢO - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

SONG NHỊ KHÚC BẠT THẢO 
KIM NHẤT PHI

Link tải sách: SONG NHỊ KHÚC BẠT THẢO - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền

Xem tiếp…

1068. PHI LONG QUÁ HẢI - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

PHI LONG QUÁ HẢI 
KIM NHẤT PHI



Link tải sách: PHI LONG QUÁ HẢI - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1067. NHỊ KHÚC ĐẢ CẨU - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

NHỊ KHÚC ĐẢ CẨU 
KIM NHẤT PHI

Link tải sách: NHỊ KHÚC ĐẢ CẨU - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền

Xem tiếp…

1066. LÝ NGƯ VỌNG NGUYỆT - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

LÝ NGƯ VỌNG NGUYỆT 
KIM NHẤT PHI


Link tải sách: LÝ NGƯ VỌNG NGUYỆT - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1065. BẠT THẢO TẦM XÀ - KIM NHẤT PHI

tháng 11 11, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

BẠT THẢO TẦM XÀ 
KIM NHẤT PHI


Link tải sách: BẠT THẢO TẦM XÀ - KIM NHẤT PHI
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền
Xem tiếp…

1064. THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ - TÂM Ý MÔN

tháng 11 10, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ 
TÂM Ý MÔN
Tập 2


Link tải sách: THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ - TÂM Ý MÔN
Nguồn: Võ Thuật


Xem tiếp…

1063. THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ - LA HÁN QUYỀN

tháng 11 10, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ
LA HÁN QUYỀN
Tập 1


Link tải sách: THIẾU LÂM TỰ QUYỀN PHỔ - LA HÁN QUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

1062. NAM QUYỀN

tháng 11 09, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

NAM QUYỀN



Link tải sách: NAM QUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

1061. BÀI QUYỀN QUỲNH HOA HƯỚNG NGUYỆT

tháng 11 06, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

BÀI QUYỀN 
QUỲNH HOA HƯỚNG NGUYỆT



Link tải sách: BÀI QUYỀN QUỲNH HOA HƯỚNG NGUYỆT
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

1060. PENCAK SILAT

tháng 11 05, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

PENCAK SILAT


Link tải sách: PENCAK SILAT
Nguồn: Thắng Nguyễn
Xem tiếp…

1059. CƯỚC PHÁP - THỦ PHÁP- TEAKWONDO SONG ĐẤU CẬN CHIẾN

tháng 11 04, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

CƯỚC PHÁP - THỦ PHÁP
TEAKWONDO 
SONG ĐẤU CẬN CHIẾN



Link tải sách: CƯỚC PHÁP - THỦ PHÁP- TEAKWONDO SONG ĐẤU CẬN CHIẾN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

1058. KHÍ CÔNG THIỀN PHÁP

tháng 11 04, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

KHÍ CÔNG THIỀN PHÁP


Link tải sách: KHÍ CÔNG THIỀN PHÁP
Nguồn: Võ Thuật
Xem tiếp…

1057. THE BARE - KNUCKLE BOXER'S COMPANION

tháng 11 02, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

THE BARE - KNUCKLE BOXER'S COMPANION


Link tải sách: THE BARE - KNUCKLE BOXER'S COMPANION
Nguồn: Thắng Nguyễn
Xem tiếp…

1056. TÔN THỨC THÁI CỰC QUYỀN

tháng 11 02, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

TÔN THỨC 

THÁI CỰC QUYỀN


Link tải sách: TÔN THỨC THÁI CỰC QUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

1055. CÁC BỘ ĐÁ LIÊN HOÀN CƯỚC TRONG VÕ THUẬT THẾ GIỚI VÀ VÕ THUẬT DÂN TỘC VIỆT NAM

tháng 11 02, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

CÁC BỘ ĐÁ LIÊN HOÀN CƯỚC 
TRONG VÕ THUẬT THẾ GIỚI 
VÀ 
VÕ THUẬT DÂN TỘC VIỆT NAM


Link tải sách: CÁC BỘ ĐÁ LIÊN HOÀN CƯỚC TRONG VÕ THUẬT THẾ GIỚI VÀ VÕ THUẬT DÂN TỘC VIỆT NAM
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

1054. CẨM NANG AIKIDO SỐ 1

tháng 11 02, 2019 |
Giới thiệu cuốn sách

CẨM NANG AIKIDO
SỐ 1


Link tải sách: CẨM NANG AIKIDO SỐ 1
Nguồn: Nguyễn Văn Châu
Xem tiếp…

Bài viết với thời gian

Tổng truy cập