BÀI HỌC VÔ GIÁ TỪ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách:

BÀI HỌC VÔ GIÁ
TỪ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ


Link tải sách: Bài học vô giá từ những điều bình dị
Nguồn: http://sachvui.com
Xem tiếp…

HÙNG BIỆN KIỂU TED - HOW TO DELIVER A TED TALK

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách:

HÙNG BIỆN 

KIỂU TED


Link tải sách: Hùng biện kiểu TED
Nguồn: http://sachvui.com
Xem tiếp…

157. SPIKE AND CHAIN - JAPANESE FIGHTING ARTs

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách:

SPIKE AND CHAIN
Japanese Fighting Arts


Link tải sách: Spike and Chain - Japanese Fighting Arts
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền

Xem tiếp…

7 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH ĐẠT

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

7 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH ĐẠT
The 7 Habits of Highly Effective People



Link tải sách: The 7 Habits of Highly Effective People
Nguồn: Internet
Xem tiếp…

156. QUYỀN THUẬT THIẾU LÂM TỰ

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách:

QUYỀN THUẬT
THIẾU LÂM TỰ


Link tải sách: Quyền Thuật Thiếu Lâm Tự
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

155. TỰ LUYỆN ĐÁNH DÂY XÍCH

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

TỰ LUYỆN ĐÁNH DÂY XÍCH


Link tải sách: Tự Luyện Đánh Dây Xích
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa


Xem tiếp…

154. KARATE DO

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách Nhật Ngữ:

MIYAGI HISATERU

KARATE DO


Link tải sách: [Miyagi Hisateru] KARATE DO
Nguồn: Hà Đông

Xem tiếp…

153. GITIN FUNOKOSI - KARATE DO KYOHAN

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách Nhật Ngữ:

GITIN FUNOKOSI
KARATE DO 
KYOHAN



Link tải sách: Gitin Funokosi - Karate Do Kyohan
Nguồn: Hà Đông
Xem tiếp…

152. THE ART OF HOJO UNDO

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

the art of 
HOJO UNDO
(POWER TRAINING OF TRADITIONAL KARATE)



Link tải sách:The Art of Hojo Undo
Nguồn: Hà Đông
Xem tiếp…

151. THIẾU LÂM CẦM NẢ THỦ PHÁP

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách:

THIẾU LÂM
CẦM NẢ THỦ PHÁP


Link tải sách: Thiếu Lâm Cầm Nả Thủ Pháp
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

150. STVT 35 - THIẾU LÂM VỊNH XUÂN

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn Sổ Tay Võ Thuật 35:

THIẾU LÂM VỊNH XUÂN 
&
NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ THIẾU LÂM TỰ




Link tải sách: Thiếu Lâm Vịnh Xuân & Những Phát Hiện Mới về Thiếu Lâm Tự
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

149. KỸ THUẬT SỬ DỤNG CẠNH BÀN TAY TRONG CHIẾN ĐẤU CÔNG PHÁ

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách:

KỸ THUẬT 
SỬ DỤNG CẠNH BÀN TAY 
TRONG CHIẾN ĐẤU CÔNG PHÁ


Link tải sách: Kỹ thuật sử dụng cạnh bàn tay trong CHIẾN ĐẤU CÔNG PHÁ
Nguồn: Hà Đông

Xem tiếp…

148. KHÍ CÔNG SỨC KHỎE VÀ ĐIỀU TRỊ - TẬP 1

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

KHÍ CÔNG
SỨC KHỎE & ĐIỀU TRỊ
TẬP 1




Link tải sách: Khí Công Sức Khỏe và Điều Trị
Nguồn: Hà Đông

Xem tiếp…

147. THỦ PHÁP THÁI CỰC ĐẠO CĂN BẢN

tháng 9 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

THỦ PHÁP THÁI CỰC ĐẠO
CĂN BẢN



Link tải sách: Thủ Pháp Thái Cực Đạo Căn Bản
Nguồn: Hà Đông

Xem tiếp…

146. TỰ VỆ CẬN CHIẾN

tháng 9 25, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

TỰ VỆ CẬN CHIẾN



Link tải sách: Tự Vệ Cận Chiến
Nguồn: Hà Đông
Xem tiếp…

Gặp võ sư Hầu quyền xứ Huế

tháng 9 25, 2018 |
Kinh qua nhiều môn phái, thông thạo nhiều thế võ từ hiện đại đến cổ truyền, võ sư Nguyễn Văn Anh tìm đến và gắn bó với bộ môn “võ khỉ” trong một dịp tình cờ.

Một chiều đầu năm mới, trong tịnh thất của gia đình, võ sư Nguyễn Văn Anh (tự Ngọc Anh, 64 tuổi) hăng say lật giở những tài liệu giới thiệu về bộ môn Hầu quyền đạo – môn “võ khỉ” vốn được xem là một trong những phái võ độc đáo trong kho tàng võ cổ truyền Việt Nam.

Trong kí ức của vị võ sư từng kinh qua và thông thạo nhiều trường phái võ hiện đại như Taekwondo, Aikido, Judo, vật tự do cho đến những thế võ thuộc dòng cổ truyền trong Võ kinh Vạn An, Thiếu Lâm Bắc Phái Vi Đà… thì một trong những môn võ được xem là “cơ duyên” mà ông Ngọc Anh dành nhiều tâm huyết học và nghiên cứu chính là “võ của loài khỉ”.
Võ sư Ngọc Anh trong một thế võ của loài khỉ. Ảnh: Đắc Đức

Vị phó Chưởng môn phái võ Hầu quyền đạo Việt Nam kể rằng năm 1979, trong một dịp tình cờ khi còn đang một cán bộ phụ trách công tác võ cổ truyền ở Thành đoàn Huế, ông được cố võ sư Trương Cảnh mời đến nhà chơi và giới thiệu làm quen một vị võ sư trẻ hơn có tên là Hoàng Thành.
Hợp tính cách, cả hai sau đó kết nghĩa tình huynh đệ, cùng nhau xây dựng phong trào võ thuật quê hương. Do ở chung một nhà, quá trình tập luyện phát hiện người em kết nghĩa có những bài Hầu quyền đẹp mắt, có tính chiến đấu tuyệt vời nên ngỏ ý muốn học để trau dồi thêm kiến thức về võ thuật.
Được em truyền dạy, với tư chất nhanh nhạy nên chỉ trong thời gian ngắn, võ sư Ngọc Anh đã nắm thuần thục những thế căn bản cùng những miếng đòn đặc trưng của môn võ Hầu quyền. Từ đó, hai anh em đã bắt tay nhau biên soạn 5 bài cơ bản về quyền cương để làm nên tảng cho những bài tập căn bản mở đầu cho môn phái Hầu quyền đạo.
“Nhiều lần, tôi dò hỏi sư đệ xem vị thầy nào đã truyền dạy môn võ Hầu quyền cho đệ ấy để được diện kiến nhưng đều bị từ chối trả lời”, ông Anh hồi kể và cho hay đến tận bây giờ bản thân ông cũng không biết gốc tích của những thế võ Hầu quyền mà mình đã được người em kết nghĩa truyền dạy.
Năm 1980, võ phái “Hồng phái – Hầu quyền đạo Việt Nam”, đứng đầu là võ sư Chưởng môn Hoàng Thành, võ sư Nguyễn Văn Anh giữ chức Phó chưởng môn, chính thức được thành lập. Những ngày đầu, việc truyền bá bộ môn “võ khỉ” vốn khá mới lạ ở nước ta gặp không ít khó khăn do sự đón nhận của người dân không nhiều.
Nhưng bằng sự miệt mài tìm tòi, nghiên cứu và luôn nuôi ý niệm muốn truyền bá tinh hoa võ học của bậc tiền nhân đến với công chúng, nhóm võ sư phái võ Hầu quyền dần cũng đưa võ học của môn phái mình phát triển rộng khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam, với hàng nghìn môn sinh theo học. Riêng tại Huế, với vai trò là Trưởng môn phái Hầu quyền đạo Việt Nam tại Huế, võ sư Nguyễn Văn Anh đã truyền dạy cho nhiều môn đệ thành danh khi tìm đến với môn “võ khỉ”.
Hơn 35 năm kể từ ngày “bén duyên” và gắn bó cuộc đời với môn võ Hầu quyền, võ sư Nguyễn Văn Anh vẫn hăng say truyền bá võ học dân tộc đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Ảnh: Đắc Đức.

Theo ông, môn sinh sau khi nhập môn sẽ được học các bài quyền mức độ thấp đến cao qua 4 giai đoạn luyện từ quyền kỹ đến công phu. Từ những bài Hồng thất quyền, Cương nhu quyền, Bát quái di ảnh quyền, Thập nhị ma vương Hầu… Ngoài ra, còn có các bài luyện Trường côn, Tề mi côn, Thập nhi nhuyễn khúc côn, vốn là những bài võ kết hợp với côn pháp.
Người võ sư từng là huấn luận viên và trọng tài quốc gia môn Vật tự do cho hay, trong “Thập đại hình tượng” của võ học, Hầu (tức khỉ) đứng hạng thứ 9, và là một trong những quyền thuật được đánh giá khó luyện bởi sự biến hóa không ngừng trong từng đòn thế.
Hầu quyền về nguyên tắc là một hệ thống quyền thuật mô phỏng đời sống động tác và cách chiến đấu của loài khỉ giữa cộng đồng hoặc các loài thú khác. Lấy các động tác nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường. Môn võ này đòi hỏi người luyện tập phải phối hợp nhịp nhàng tay, chân và thân pháp phải linh động nhẹ nhàng.
Võ sư Ngọc Anh là người Việt Nam duy nhất được công nhận danh hiệu “Võ sư Quốc tế” do Liên đoàn thế giới Võ học Cổ truyền Việt Nam cấp. Ảnh: Đắc Đức.
“Việc điều hòa hơi thở trong quá trình thi triển công phu là một trong những yếu tố quyết định, vì thế người luyện môn võ này phải tập luyện cách thở. Ngoài ra, đôi mắt phải có tính linh hoạt”, võ sư Ngọc Anh nói và cho hay hiện ở Huế không nhiều người biết đến bộ môn Hầu quyền Đạo như trước kia.
Là Chủ tịch Hội võ cổ truyền Thừa Thiên – Huế, võ sư Ngọc Anh thường xuyên dẫn đầu đoàn võ của địa phương đi thi đấu và giành nhiều danh hiệu cao ở các giải trong nước và quốc tế. Với sự am tường về võ học của nhiều phái võ khác nhau nên tháng 8/2015, võ sư Nguyễn Văn Anh là người Việt Nam duy nhất được công nhận danh hiệu “Võ sư quốc tế” do Liên đoàn thế giới Võ học Cổ truyền Việt Nam cấp.
“Hiện nay, số môn đệ theo học Hầu quyền Đạo không còn nhiều như trước kia nhưng tôi và các vị võ sư khác vẫn muốn truyền đạt những gì tinh túy nhất của môn võ của ông cha cho thế hệ trẻ”, vị võ sư bát đẳng Hầu quyền đạo tâm sự.
Theo Đắc Đức/VnExpress


Xem tiếp…

145. TIỂU LA HÁN THẢO

tháng 9 25, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

TIỂU LA HÁN THẢO




Link tải sách: TIỂU LA HÁN THẢO
Nguồn: Hà Đông
Xem tiếp…

144. THVT - VỊNH XUÂN VÕ CÔNG (1995)

tháng 9 25, 2018 |
Giới thiệu cuốn Tìm Hiểu Võ Thuật:

VỊNH XUÂN VÕ CÔNG




Link tải sách: THVT - Vịnh Xuân Võ Công
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

143. STVT 28 - KUNGFU & TRUYỀN THUYẾT THIẾU LÂM TỰ

tháng 9 25, 2018 |
Giới thiệu cuốn STVT 28

KUNGFU
TRUYỀN THUYẾT THIẾU LÂM TỰ


Link tải sách: KungFu & Truyền Thuyết Thiếu Lâm Tự
Nguồn: Hà Đông
Xem tiếp…

142. VIỆT NAM THẾ GIỚI DIỆU KỲ

tháng 9 25, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách:

VIỆT NAM
THẾ GIỚI DIỆU KỲ



Link tải sách: VIỆT NAM Thế Giới Diệu Kỳ
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Xem tiếp…

141. TINH HOA VÕ HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TẬP 1

tháng 9 21, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


TINH HOA 
VÕ HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
TẬP 1



Link tải sách: Tinh hoa VÕ HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TẬP 1
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

140. BÌNH ĐỊNH CHÂN TRUYỀN - TÂY SƠN QUYỀN

tháng 9 20, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

BÌNH ĐỊNH CHÂN TRUYỀN
TÂY SƠN QUYỀN
BỘ ROI TIỂU ANH HÙNG


Nguồn: Nguyễn Văn Hoa


Xem tiếp…

139. BÌNH ĐỊNH CHÂN TRUYỀN - SONG TÔ PHƯỢNG DỰC

tháng 9 20, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

BÌNH ĐỊNH CHÂN TRUYỀN
SONG TÔ PHƯỢNG DỰC


Link tải sách: Song Tô Phượng Dực
Nguồn: Hà Đông

Xem tiếp…

138. KỶ YẾU VÕ CỔ TRUYỀN TP. HCM NĂM 2012

tháng 9 20, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

KỶ YẾU
VÕ CỔ TRUYỀN TP.HCM
NĂM 2012


Link tải sách: Kỷ Yếu Võ Cổ Truyền Tp. HCM 2012
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa






Xem tiếp…

137. TINH HOA VÕ THUẬT TRUNG HOA

tháng 9 20, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

TINH HOA VÕ THUẬT
TRUNG HOA




Link tải sách: Tinh Hoa Võ Thuật Trung Hoa
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

Hai hùm xám danh bất hư truyền

tháng 9 19, 2018 |
Trên đất võ Bình Định, cao nhân không ít. Thế nhưng được giang hồ phong là “hùm xám” thì chỉ có hai. Đó là võ sư Hà Trọng Sơn và võ sư Lý Xuân Hỷ.
Ở đất võ Bình Định xưa nay, ngoài những cao thủ được thừa hưởng bí truyền của dòng họ, còn có nhiều quái kiệt võ nghệ xuất chúng nhưng không xuất hiện trên đấu trường mà chỉ ngang dọc giang hồ; giai thoại về họ cũng thú vị không kém.
Trên đất võ Bình Định, cao nhân không ít. Thế nhưng được giang hồ phong là “hùm xám” thì chỉ có hai. Đó là võ sư Hà Trọng Sơn và võ sư Lý Xuân Hỷ.
Lật đầu tháo khớp
"Hùm xám miền Trung" là biệt danh của võ sư Hà Trọng Sơn, quê ở thôn An Hòa, xã Phước An (Tuy Phước, Bình Định).
Học võ từ năm lên tám, 16 tuổi thượng đài, trong con người của “Hùm xám miền Trung” thấm đầy những tuyệt chiêu của nhiều trường phái võ Việt - Tàu - Tây. Ở cái tuổi mà lũ trẻ trong làng chỉ biết đánh bi, đánh đáo thì Hà Trọng Sơn đã mê võ. Ông được người anh họ, vốn là môn đồ của các võ đường nổi tiếng ở An Vinh (Tây Sơn), An Thái (TX. An Nhơn) truyền cho.
Lớn lên nghe tiếng ông Beo, người Tàu, sống ở vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê), có bàn tay luyện võ như móng cọp. Vừa tò mò vừa ngưỡng mộ, ông Hà Trọng Sơn liền tìm đến bái sư.
Mới 17 tuổi, Hà Trọng Sơn đã được giới võ thuật khắp nơi biết đến từ những giải đấu lớn. Ngày ấy, một quan ba người Pháp là đồn trưởng đồn Mang Cá ở Huế một lần xem võ đài có ông Sơn thi đấu, nhận thấy ông đúng là cao thủ nên mời về Huế dạy quyền Anh.

Võ sư Hà Trọng Sơn lúc sinh thời
Trong thời gian ấy, ông Sơn đã hạ gục võ sĩ người Pháp. Tại hội thi võ thuật Đông Dương tổ chức ngày 12/10/1944 ở Tourane (Đà Nẵng), ông đấu với một võ sĩ người Pháp là Esperpaire và đạt giải vô địch.
Sau đó, tại các Hội chợ được tổ chức ở Bình Định và Đà Nẵng, chức vô địch miền Trung tiếp tục lọt vào tay ông. Ông còn có trận đánh bất phân thắng bại với cao thủ vô địch Đông Dương là Kid Demsey. Biệt danh “Hùm xám miền Trung” là được báo chí lúc ấy đặt cho.
“Thiên bẩm võ thuật, ông ấy tinh thông các trường phái võ học. Bàn tay của ông cứng và sắc như móng cọp, nhãn pháp như cú mèo, thủ pháp vững như bàn thạch... Đặc biệt, ông ấy rất giỏi quyền Anh. Võ sư Hà Trọng Sơn cao to, lúc thượng đài trông rất mạnh mẽ. Trong giai đoạn cuối đời của cố võ sư Hà, một lần chuyện phiếm, tôi được biết, dẫu ông có bị đánh gãy xương vẫn không thấy đau vì ông thường ngâm người trong chum thuốc mã tiền", lão võ sư Phi Long Vịnh kể lại.
Trận đấu hiện vẫn được truyền tụng trong giới võ thuật là trận ông đấu với võ sĩ Ku Xam Thum (người Việt, gốc Thái Lan) vào năm 1960 diễn ra tại Bồng Sơn (Hoài Nhơn, Bình Định). Theo lời kể của nhiều lão võ sư, đêm chung kết năm ấy, Ku Xam Thum đã thắng đo ván võ sĩ Đỗ Thanh Trì, khiến các võ sư địa phương ấm ức. Các võ sư kỳ cựu của làng võ miền Trung kiến nghị xin mở thêm một võ đài đặc biệt chỉ dành riêng cho Ku Xam Thum và Hà Trọng Sơn.
Vốn người mê tín nên khi đấu võ Ku Xam Thum thường ngậm lá bùa trong miệng. Sau hơn 10 phút quần thảo, bước vào hiệp quyết định, Hà Trọng Sơn sử dụng chiêu “Đề khí thiết công phục lôi hổ giáng” (gióng trảo bấu vai, lật đầu tháo khớp), một thế đánh cực độc, võ sĩ Ku Xam Thum ngã quỵ xuống sàn.
"Hùm xám miền Trung" giã từ cõi thế đã hơn 3 năm nay nhưng những giai thoại về ông vẫn mãi được truyền tụng.
Độc chiêu "mèo rửa mặt"
Nếu như “Hùm xám miền Trung” thẩm thấu nhiều trường phái võ thuật thì “Hùm xám cao nguyên”, võ sư Lý Xuân Hỷ (75 tuổi), ở phường Đập Đá, TX. An Nhơn (Bình Định) vang danh trong giới võ thuật nhờ vào những miếng đánh trong bài quyền có tên là “Miêu tẩy diện” (mèo rửa mặt).
Bài quyền này được ông tổ của dòng họ Lý có tên là Lý Thế dựa theo sự nhanh nhẹn, nhẹ nhàng của loài mèo dựng nên. Cái độc của bài quyền “Miêu tẩy diện” là ở những bộ chỏ thuộc bộ thủ (tay), ra đòn rất nhanh, gây khó dễ cho đối thủ khi cận chiến.
“Tôi theo cha là võ sư Lý Tường học võ từ năm 8 tuổi nhưng phải đến 4 năm sau cha mới dạy cho bài quyền “Miêu tẩy diện”, võ sư Lý Xuân Hỷ nói.
Khi đã tập luyện thuần thục, nhờ những miếng đánh của con mèo thấm vào máu thịt nên dẫu đã hàng trăm lần thượng đài, võ sư Lý Xuân Hỷ chỉ một lần nếm mùi thất bại, nhưng chỉ là thua điểm chứ không thua nốc ao.

Võ sư Lý Xuân Hỷ múa bài quyền “Miêu tẩy diện”
Không kể lúc đã về già, thời trai trẻ võ sư Lý Xuân Hỷ có số cân nặng rất “khiêm tốn", chỉ chừng 50 - 55 kg nhưng đối thủ mà ông chọn luôn nặng hơn mình từ 10 - 20 kg. Tuy nhiên, mỗi khi ông ra đòn “Miêu tẩy diện” thì đối phương bao giờ cũng bị hạ gục.
Năm 1990, võ sư Lý Xuân Hỷ cùng Liên đoàn Võ thuật Việt Nam sang Nga dự Festival Võ thuật cổ truyền quốc tế (16 nước tham gia). Đối thủ của ông là một võ sư Ba Lan người cao lớn, nặng hơn ông gần 10 kg.
Khi ông Hỷ đoạt HCV tại giải vô địch Cao nguyên Trung phần, báo chí lúc ấy gắn cho ông biệt danh “Hùm xám cao nguyên”. Theo võ sư Lý Xuân Hỷ, bài quyền “Miêu tẩy diện” có hơn 20 động tác dù rất tha thướt lắm, nhẹ nhàng, không gây tiếng động, đánh mà như không nhưng là một ẩn họa cực lớn với đối phương khi bị tấn công. Khi sử dụng trảo thì như mèo, như hổ; khi thì dùng ngón điểm chỉ vào tử huyệt đối phương.
Đến giờ thượng đài, thấy ông Hỷ đứng yên, chẳng thủ thế gì cả, đối thủ của ông ngạc nhiên hỏi bằng tiếng Việt lơ lớ: “Sao không chuẩn bị”? Ông trả lời: “Võ thuật Việt Nam đứng như không thủ cũng là thủ rồi". Võ sư Ba Lan tức khí, xông vào đá thật mạnh, Lý Xuân Hỷ tránh đòn rồi trả miếng quật ngã đối phương xuống sàn đấu.
Lửa giận phừng phừng, đối thủ của ông ngồi dậy phóng một đòn trực diện vào mặt võ sư Lý Xuân Hỷ. Cứ như con mèo điềm tĩnh vuốt mặt, ông né đòn rồi “gắn” cái chỏ vào ngực đối phương, rồi không để đối phương hoàn hồn, ông ra tiếp đòn thứ 2 vào bụng dưới khiến võ sư Ba Lan ngã xuống sàn. Đối thủ của ông gượng đứng dậy nhưng không phải để đấu tiếp mà để quỳ xuống bái sư phụ.
Gần đây nhất, võ sư Lý Xuân Hỷ kể, vào năm 2007, một võ sĩ người Ý tìm đến đến tận nhà tìm thách đấu với võ sư Lý Xuân Hỷ. Võ sĩ này còn trẻ lại nặng hơn ông những 30 kg nhưng ông vẫn nhận lời. “Thấy tướng tá võ sĩ ấy to lớn, lại trẻ, tôi cũng gờm nhưng vì sĩ diện quốc gia nên tôi nhận lời thách đấu. Tôi giao ước chỉ đấu 30 phút, kéo dài sức già chịu không thấu”, võ sư Hỷ bộc bạch.
Vào trận, ỉ vào đôi chân dài, đối thủ liên tục dùng cước pháp tấn công võ sư Lý Xuân Hỷ nhưng không thể chạm được vào người đối phương. Đến khi đối thủ tung cước vào mặt, Lý Xuân Hỷ né đòn rồi ngồi thụp xuống quét vào chân trụ khiến đối phương đổ ập trên sàn đấu, lúc đó trận đấu mới chỉ diễn ra được vài phút.
Võ sư Lý Xuân Hỷ kể thêm, sau trận đấu, võ sĩ người Ý ngỏ ý muốn học vài đường quyền pháp. Anh ta cho biết đã ngưỡng mộ võ sư Lý Xuân Hỷ từ năm 1990, khi chứng kiến ông hạ gục võ sư người Ba Lan. Trước khi sang Việt Nam lần này, anh ta đã sang Trung Quốc học võ Thiếu Lâm 3 năm với 3 người thầy khác nhau.
VŨ ĐÌNH THUNG
Xem tiếp…

Võ Tây Sơn - Võ Bình Định

tháng 9 19, 2018 |
Bảo tồn, phục hồi và xây dựng nên phương pháp tập luyện thống nhất, hiện đại hòa nhập vào tinh thần truyền thống sẵn có không phải là điều xa vời, và điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt rõ, loại bỏ những gì không phải là bản sắc đặc trưng cũng như những mạo nhận vì mục đích cá nhân.

Màn biểu diễn những điệu múa võ cổ truyển
VÕ TÂY SƠN
Đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về những chiến công của nhà quân sư thiên tài Quang Trung Nguyễn Huệ trong công cuộc thống nhất đất nước, đánh tan 3 tập đoàn phong kiến, phá tan 2 đạo quân xâm lược. Đã có những cuộc hội thảo cấp quốc gia tập trung đông đảo các nhà khoa học quân sự ở những trận đánh nổi tiếng: Ngọc Hồi - Đống Đa, Rạch Gầm - Xoài Mút…
Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu về võ nghệ Tây Sơn, tìm hiểu cách sử dụng vũ khí hay phương pháp tập luyện của nhà Tây Sơn, hiện nay chúng ta còn có những lúng túng.
Theo tư liệu chúng tôi có được, võ Tây Sơn được nói đến sớm nhất ở dạng văn bản là từ ông Hồ Hữu Tường, đăng trên tạp chí Phương Đông từ số 01 đến số 06, năm 1972, tác giả, với các đề mục võ Tây Sơn đã xây dựng một hệ thống tập luyện từ thấp đến cao gồm 4 bài thảo bộ cho 4 cấp đó là các bài: YÊN PHI, THẦN ĐÔNG LÃO MAI và NGỌC TRẦN, ông là một nhà chính trị sống ở miền nam trước năm 1975. Theo chúng tôi ý định của ông ta xây dựng võ phái Tây Sơn theo yêu cầu chính trị hơn là theo yêu cầu chuyên môn.
Sau khi giải phóng có khá nhiều sách báo nói về võ Tây Sơn - Bình Định, nhưng nổi bật nhất là 3 tập sách “Miền đất võ” I, II, III của một nhóm tác giả do ông Lê Thì chủ biên. Đây là một công trình nghiên cứu có một số đông góp đáng trân trọng.tuy nhiên cũng có những vấn đề chưa được thấu đáo, thiếu căn cứ khoa học, làm cho một số người am hiểu cũng như các thầy võ trong tỉnh có phản ứng và bất bình. Ví như, “Miền đất võ” tập 3 cho rằng “Tam thâu tùy hành pháp” là bài thảo roi của cụ Hồ Ngạnh nhưng không lý giải được và thật ra bài này không rõ hoặc chưa rõ xuất xứ.
Ngoài ra còn có những thầy võ vốn sinh ra và lớn lên, tập luyện trên vùng đất võ nhưng họ xáo xào rồi tự nhận môn phái này, môn phái nọ để rồi những trang viết của họ chẳng đem lại giá trị đích thực cho những yêu cầu bức thiết mà dân làng võ mong muốn.
VÕ BÌNH ĐỊNH
Theo tư liệu chúng tôi có được, tập sách võ của ông Trương Thanh Đăng với đề mục “Võ cổ truyền Bình Định”, xuất bản vào năm 1968 được xem là một trong những văn bản nghiên cứu về võ Bình Định sớm nhất, ông Trương Thanh Đăng vốn người miền nam, học võ ở các ông cử võ vùng Bình Định rồi học võ của các thầy võ người Hoa nổi tiếng. ông đã tổng hợp rồi chế ra “Bát bộ thoát chiến quyền” và nâng cao lên bằng những bài thảo võ như: THIỀN SƯ, THẦN ĐÔNG, sau năm 1972, học trò của ông Trương Thanh Đăng là Phan Chân Thanh có tái bản tập sách này.
“Bát bộ thoát chiến quyền” là một phương pháp tập luyện do ông Trương Thanh Đăng tổng hợp từ kiến thức võ nghệ vùng Bình Định và vốn liếng học được của các vị thầy võ người Hoa, nên không thể cho rằng đó là phương pháp tập luyện võ truyền chính thống được!
Năm 1971, ông Diệp Bảo Sanh có xuất bản cuốn sách “Võ thuật Bình Định chân truyền” ông Diệp Bảo Sanh vốn quê An Thái, xã Nhơn Phúc, An Nhơn, là con ông Diệp Tường Phát, một hào phú gốc Hoa rất đam mê võ nghệ, ông Phát năm 13 tuổi được cha mẹ cho sang quận Chiêu An tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa học võ, sau đó còn sang Hồng Kông học tiếp rồi về vùng An Thái, học hỏi rút tỉa thêm tinh hoa và tự xưng là phái võ An Thái, Bình Định.
Theo cuốn sách đã dẫn, CHỈ PHÁP gồm có 10 CHỈ PHÁP như: Cương đao chỉ, Xà tín chỉ, Long tu chỉ… CƯỚC PHÁP  gồm 9 loại tấn, THỦ PHÁP gồm có 16 cử động gọi là Liên hoàn thập lục thủ.
Ông Diệp Tường Phát là một người mang 2 dòng máu Hoa – Việt ông đã học võ ở Trung Hoa, rút tỉa kinh nghiệm ở vùng ta rồi sáng lập ra phái võ. Ta có thể cho rằng phái võ của ông Phát (còn gọi là ông TÀU SÁU) không chính thống võ cổ truyền Bình Định chứ không thể cho  rằng phái võ do ông sáng lập và võ Tàu, vì qua thực tế chúng ta vẫn thấy người dân Bình Định, nhất là vùng An Thái chấp nhận và tập luyện theo phái võ ông. Tuy nhiên, việc xuất bản cuốn sách và những va chạm của Hội võ thuật Bình Định và con ông Phát là Diệp Bảo Sanh năm 1972 là những tranh chấp mang tính cục bộ và thời sự bấy giờ. Theo chúng tôi, qua những mẫu chuyện của những người cùng thời ông TÀU SÁU, phải công nhận ông là người có tinh thần thượng võ khá cao, có kiến thức võ nghệ, uyên thâm và người dân Bình Định vẫn lưu giữ hình ảnh tốt đẹp về ông cũng như phương pháp tập luyện do ông xây dựng nên.
Phân biệt để thống nhất
Về võ Tây Sơn – võ Bình Định, chúng tôi nghĩ phải nghiêm túc cùng nhau bàn bạc vì tư liệu thành văn đã có nhưng quá mới mẻ và không ít võ đoán. Cần phân biệt sự khác nhau và giống nhau của võ Tây Sơn, võ Bình Định vì trong giai đoạn ở vài thế kỷ trước, lịch sử có những đảo lộn, những quan điểm đối nghịch nhau, ngay cả hiện nay, chúng ta vẫn thường cho rằng võ Bình Định là võ Tây Sơn, thiết nghĩ cần phân biệt rõ để chọn lấy cái tinh túy của từng bộ môn rồi đi đến thống nhất, đó mới là điều cần thiết.
Từ những suy nghĩ trên, qua điều tra điền dã ở nhiều nơi trong tỉnh nhất là cùng Tây Sơn hạ, thu nhận được nhiều thông tin cụ thể, phối hợp với  những tài liệu thành văn, chúng tôi thấy có những vấn đề cần làm rõ.
Ví dụ: Hầu như tất cả các thầy võ ở Bình Định đều cho rằng bài thảo bộ NGỌC TRÂN là bài thảo mực thước nhất, hoàn chỉnh nhất trong hệ thống tập luyện võ nghệ vùng Bình Định. Về chuyên môn chúng tôi đồng ý. Nhưng về lịch sử, tại sao chúng ta vừa cho rằng “đó là bài thảo thi của nhà Nguyễn” vừa lại khẳng định “Đó là bài võ thuộc dòng Tây Sơn” sư võ đoán, hời hợt trong nghiên cứu là không thể chấp nhận được.
Nhiều người cho rằng nhà Tây Sơn có phát sinh ra một dòng võ. Theo tôi việc phong trào Tây Sơn có phát sinh hay không phát sinh ra một dòng võ không hề giảm đi giá trị mà nhà Tây Sơn đã cống hiến cho dân tộc, cho đất nước. chúng ta cũng đừng lợi dụng uy tín của nhà Tây Sơn để nêu lên những điều chưa được nghiên cứu rõ rang, chính xác hoặc xác định một cách vội vã, phi khoa học, làm thế là có tội với tiên nhân và cả với lớp người sau. phong trào nông dân ở thế kỷ 18 do anh em nhà Tây Sơn lãnh đạo là một phong trào rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử lớn, bởi vậy, dù muốn tìm hiểu một góc độ nào cũng cần có những kiến thức và hiểu biết cơ bản về dân tọc học, xã hội học, quân sự học… trong giai đoạn lịch sử đó, được như vậy chúng ta mới giải quyết vấn đề xác đáng, cụ thể hơn.
Dưới thời Tây Sơn, chính sách “cải ấp lập đôi” khá phổ biến ở vùng Bình Định và ăn sâu, bén rễ vào từng cộng đồng xã hội, nơi đã sản sinh ra nó. Từ đó hình thành nên những LÀNG VÕ mà qua thời gian, qua bao biến động lịch sử, LÀNG VÕ cứ tồn tại và giữ được cái hào hùng của võ trong sinh hoạt các cộng đồng. dù phương tiện tập luyện là võ Tàu, võ ta hay võ Tây cũng chỉ do yếu tố lịch sử, còn vùng đất đầy sinh khí này vẫn tồn tại dáng dấp của nhà Tây Sơn, vị lãnh tụ thiên tài Quang Trung - Nguyễn Huệ đã biết vận dụng sức bền vững của làng xóm Việt Nam kết hợp với tinh thần thượng võ của một vùng đất và chính sách “Cải ấp lập đội” là động lực cơ bản làm phát sinh và tồn tại những làng võ bất diệt trên đất Tây Sơn - Bình Định.
Bảo tồn, phục hồi và xây dựng nên phương pháp tập luyện thống nhất, hiện đại hòa nhập vào tinh thần truyền thống sẵn có, theo chúng tôi, không phải là điều xa vời, và điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt rõ, loại bỏ những gì không phải là bản sắc đặc trưng cũng như những mạo nhận vì mục đích cá nhân.
Nguyễn Vĩnh Hảo
nguyên Huấn luyện viên võ thuật đội tuyển quốc gia SEAGAME 19 (1997)
nguyên Ủy viên ban chấp hành liên đoàn võ cổ truyền Bình Định
Xem tiếp…

136. CLOSE RANGE COMBAT WING CHUN Vol.1

tháng 9 18, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

CLOSE RANGE COMBAT
WING CHUN

VOL.1


Link tải sách: Close Range Combat WINGCHUN Vol. 1
Nguồn: Internet

Xem tiếp…

135. MIỀN ĐẤT VÕ - ROI TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH

tháng 9 18, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

MIỀN ĐẤT VÕ
ROI TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH



Link tải sách: Roi Tây Sơn Bình Định
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

134. ATEMI VÀ NHU THUẬT

tháng 9 18, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


ATEMI VÀ NHU THUẬT



Link tải sách: ATEMI & NHU THUẬT
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

133. KENDO TRAINING HANDBOOK

tháng 9 17, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

KENDO TRAINING 

HANDBOOK



Link tải sách: Kendo Training Handbook
Nguồn: Internet


Xem tiếp…

132. LỤC HỢP CHƯỞNG - THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG

tháng 9 17, 2018 |
Giới thiệu bài quyền

THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG
LỤC HỢP CHƯỞNG



Link tải bài quyền: Lục Hợp Chưởng - Thái Cực Đường Lang
Nguồn: Vs. Huỳnh Nghĩa Phát

Xem tiếp…

131. NIHON KENDO NO KATA

tháng 9 17, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

NIHON KENDO no KATA 
&
KIHON BOKUTO WAZA



Link tải sách: Nihon Kendo no Kata & Kihon Bokuto Waza
Nguồn : Internet
Xem tiếp…

130. THIÊN CÂN QUYỀN - THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG

tháng 9 17, 2018 |
Giới thiệu bài quyền

THIÊN CÂN QUYỀN




Link tải bài quyền: THIÊN CÂN QUYỀN
Nguồn: Vs. Huỳnh Nghĩa Phát
Xem tiếp…

129. THE MYSTIC ARTS OF THE NINJA

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

THE MYSTIC ARTS OF THE NINJA




Link tải sách: The Mystic Arts of The Ninja
Nguồn: Hà Đông
Xem tiếp…

128. MAI HOA QUYỀN - THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu bài quyền

MAI HOA QUYỀN



Link tải bài quyền: Mai Hoa Quyền - Thái Cực Đường Lang
Nguồn: Vs. Huỳnh Nghĩa Phát
Xem tiếp…

127. TÌM HIỂU VÕ THUẬT - NINJA

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

TÌM HIỂU VÕ THUẬT
NINJA



Link tải sách: TÌM HIỂU VÕ THUẬT - NINJA
Nguồn: HÀ ĐÔNG
Xem tiếp…

126. STVT 6 - VIỆT VÕ ĐẠO

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu cuốn STVT 6

VIỆT VÕ ĐẠO



Link tải sách: STVT VIỆT VÕ ĐẠO
Nguồn: HÀ ĐÔNG
Xem tiếp…

125. FENCING

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

FENCING




Link tải sách: FENCING
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

124. MIỀN ĐẤT VÕ (VÕ TÂY SƠN _ BÌNH ĐỊNH)

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

MIỀN ĐẤT VÕ

(VÕ TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH)


Link tải sách: MIỀN ĐẤT VÕ (VÕ TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH)
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

123. KỸ THUẬT THÁI CỰC QUYỀN

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


KỸ THUẬT
THÁI CỰC QUYỀN


Link tải sách: KỸ THUẬT THÁI CỰC QUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa


Xem tiếp…

122. VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH (2004)

tháng 9 16, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH


Link tải sách: VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
Nguồn: Huỳnh Phong Hiền

Xem tiếp…

121. CÔNG LỰC QUYỀN- THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG

tháng 9 14, 2018 |
Giới thiệu bài quyền

CÔNG LỰC QUYỀN
THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG


Link tải bài quyền: CÔNG LỰC QUYỀN
Nguồn: Vs. Huỳnh Nghĩa Phát

Xem tiếp…

120. QUYỀN ANH

tháng 9 14, 2018 |
Giới Thiệu cuốn sách

QUYỀN ANH



Link tải sách: QUYỀN ANH
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

119. KỸ THUẬT QUYỀN ANH

tháng 9 14, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

KỸ THUẬT QUYỀN ANH



Link tải sách: Kỹ Thuật Quyền Anh
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

118. THIẾT TUYẾN QUYỀN

tháng 9 12, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

THIẾT TUYẾN QUYỀN


Link tải sách: THIẾT TUYẾN QUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa

Bản tiếng Anh:

Link sách tiếng Anh: TIET SIN KUEN - LAM SAM WING
Nguồn: Hà Đông
Xem tiếp…

Bài viết với thời gian

Tổng truy cập