1330. 李小龙全书 - LÝ TIỂU LONG TOÀN THƯ

tháng 9 27, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

李小龙全书 
LÝ TIỂU LONG TOÀN THƯ



Link tải sách: 李小龙全书 - LÝ TIỂU LONG TOÀN THƯ

Nguồn: Uyên Minh


Xem tiếp…

1329. 六合螳螂拳 - LỤC HỢP ĐƯỜNG LANG QUYỀN

tháng 9 27, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

六合螳螂拳 
LỤC HỢP ĐƯỜNG LANG QUYỀN


Link tải sách: 六合螳螂拳 - LỤC HỢP ĐƯỜNG LANG QUYỀN

Nguồn: Uyên Minh



Xem tiếp…

1328. 龙形八卦游身掌 - LONG HÌNH BÁT QUÁI DU THÂN CHƯỞNG

tháng 9 24, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

龙形八卦游身掌 
LONG HÌNH BÁT QUÁI DU THÂN CHƯỞNG




Link tải sách: 龙形八卦游身掌 - LONG HÌNH BÁT QUÁI DU THÂN CHƯỞNG

Nguồn: Uyên Minh

Xem tiếp…

1327. THE FUNDAMENTALS OF PA KUA CHANG (八卦掌) - VOL 2

tháng 9 22, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

THE FUNDAMENTALS OF PA  KUA CHANG
 (八卦掌)
VOL 2



Link tải sách: THE FUNDAMENTALS OF PA KUA CHANG (八卦掌) - VOL 2

Nguồn: Thắng Nguyễn

Xem tiếp…

MÚA LÂN SÀI GÒN - CHỢ LỚN (SƯU TẦM)

tháng 9 21, 2021 |

 

MÚA LÂN CHỢ LỚN 

Nguyễn Đình

Thế giới kỳ lân thực vẫn tồn tại nhiều bí ẩn với những luật lệ, huyền thoại, cùng những bài diễn vang danh khắp năm châu...

“Nơi nào có người Hoa là có múa lân”. Câu nói quen thuộc trong cộng đồng người Hoa cùng loại hình nghệ thuật múa lân hẳn không xa lạ trong đời sống văn hóa Việt. Nhưng thế giới kỳ lân thực vẫn tồn tại nhiều bí ẩn với những luật lệ, huyền thoại, cùng những bài diễn vang danh khắp năm châu. Khám phá nghệ thuật múa lân của cộng đồng người Hoa Chợ Lớn là câu chuyện thú vị chia sẻ

Những bước nhảy dũng mãnh khi lên Mai Hoa Thung, những động tác đầy hiểm nguy trên ngọn tre cao hơn chục mét, những bước nhảy tươi vui cùng điệu bộ của hỉ - nộ - ái - ố hay động, tĩnh, kinh, nghi, thụy, tỉnh... của nghệ thuật múa lân luôn khiến người xem mãn nhãn. Đằng sau vẻ đẹp tinh hoa ấy là công phu khổ luyện của những người theo nghề.

Du nhập VN theo chân người Hoa vùng Chợ Lớn, nghệ thuật múa lân phát triển mạnh từ những năm đầu thế kỷ 20, do các võ phái lẫy lừng võ lâm như Bạch Mi, Thái Lý Phật, Thiếu Lâm Châu Gia, Nga Mi, Võ Đang, Thiếu Lâm Hồng Gia… mở lò.

Mỗi lò lân lại do một bang hội người Hoa vùng Chợ Lớn đứng ra tài trợ (thuộc nhóm ngũ bang: Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Khách Gia), nhằm phục vụ cộng đồng trong các dịp lễ tết, khai trương, chúc thọ.

Theo quan niệm người Hoa, lân tượng trưng cho sự oai võ, hùng mạnh, đem lại điềm lành, điềm may mắn. Mỗi con lân mang màu sắc, nét uy nghiêm khác nhau tượng trưng cho từng nhân vật trong truyện Tam quốc diễn nghĩa gồm Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long và Hoàng Trung, gần đây hình ảnh Gia Cát Lượng, Mã Siêu, Lữ Bố cũng được đưa vào lân. Ở mỗi thời kỳ phát triển, bộ môn múa lân vùng Chợ Lớn tồn tại những nguyên tắc, khuôn phép mà người theo nghề phải tuyệt đối tuân theo.

Lân đụng giang hồ

Chuyện múa lân Chợ Lớn xưa thường khiến dân ngoại đạo tò mò về thực hư những trận giao tranh khốc liệt giữa các lò lân nhằm giành lãnh địa, tiền thưởng ở các khu vui chơi nổi tiếng như Đại Thế Giới, Đồng Khánh… hoặc những va chạm bất chợt trên đường khi các đoàn lân xuất động gặp nhau.

Lão võ sư 85 tuổi Khổng Đức Bân (thuộc Bạch Mi phái, hơn 70 năm tuổi nghề) cho biết những năm 1930 - 1970 một đoàn lân thường chỉ có một đầu lân, một trống (hai thứ quan trọng nhất), kèm theo là cờ, binh khí và võ sinh lên đến 20 - 30 người. Mỗi khi lân xuất động, võ sư cùng các võ sinh ưu tú nhất lò thường theo sát để bảo vệ. Trường hợp hai lò lân đụng nhau, nếu có xích mích phải giải quyết bằng giao đấu, môn sinh cả hai bên có thể bị thương nhưng trống và đầu lân phải được bảo toàn. Bên nào bể trống hoặc đầu lân coi như thua, mất tiếng trên giang hồ, thậm chí phải giải nghệ.

Chuyện lân giành lãnh địa người đời đồn thổi nhiều, chứ các lò lân khi hoạt động cũng biết trên dưới rõ ràng, cư xử chừng mực với nhau lắm. Thời tôi diễn, lân đụng chuyện với giang hồ khá thường xuyên. Mỗi khi qua bến Hàm Tử, bến Chương Dương, bến Trần Văn Kiểu… là sợ nhất vì dễ bị giang hồ khu ổ chuột phá đám, lén chọi đá, cây vào đoàn lân, nên xảy ra va chạm, đánh nhau hoài”, ông kể.

Ngoài chuyện thể hiện đẳng cấp về thâm niên trong nghề bằng lân râu đen - lân râu bạc, trọng lượng chiếc đầu lân cũng là một chi tiết được các lò lân chú trọng bởi nó thể hiện công phu của người điều khiển. Chợ Lớn từng ghi nhận kỷ lục về chiếc đầu lân nổi tiếng do võ sư Trạc Túc thuộc Bạch Mi phái biểu diễn ở những năm 1960 - 1970, nặng đến 30 kg, trong khi đầu lân hiện đại nhẹ hơn… 10 lần.

Lão võ sư Bân cũng là đồng môn với võ sư Trạc Túc, lý giải: “Đầu lân những năm 1930 nhẹ nhất cũng phải 10 kg, vì nguyên liệu ngày xưa chủ yếu là khung tre, bọc giấy xi măng nhiều lớp, thêm hồ keo nên rất nặng, đứa nhỏ 20 - 30 kg đứng lên nhún nhảy thoải mái mà không bị bể. Lý do khác là thời còn đốt pháo, đầu lân cần gia cố vững chắc để khi múa tết, lân cầm phong pháo trung, pháo đại, đang nổ rát thì người biểu diễn cũng không hề hấn gì. Nguyên nhân thứ ba là các lò lân gặp nhau trên đường dễ sinh “đụng lân”, tức hai con lân cùng múa đối mặt rồi dùng đầu lân đụng mạnh vào nhau. Con nào bể hay sứt càng gãy gọng trước là đội lân đó bị mất mặt và hết phương tiện diễn”.

Võ và đạo trong nghề lân

Xưa người muốn theo nghề lân phải khổ luyện bộ pháp, quyền pháp, cước pháp đạt độ tinh thông mới được chuyển sang múa lân. Được cầm đầu lân, đại diện môn phái thi triển tuyệt chiêu về lân cho mọi người thưởng lãm là vinh dự cho bản thân.

Võ sư Lưu Kiếm Xương, người tiếp quản lò lân hàng đầu khu Chợ Lớn hiện nay là Nhơn Nghĩa Đường (cố võ sư Lưu Hào Lương, Chưởng môn Thiếu Lâm Châu Gia tại VN sáng lập từ 1936), đúc kết: “Sư tôn dạy nghề lân không phải để diễu võ dương oai, tranh giành địa bàn, gây rối làng lân. Theo nghề trước hết là học võ thuật để giữ gìn sức khỏe, vận dụng võ thuật vào lân để tạo nên những bài múa đẹp, và từ đó nâng dần thành môn nghệ thuật”.

Lò lân danh tiếng khác vùng Chợ Lớn là Thắng Nghĩa Đường của võ phái Thái Lý Phật. Trước khi được sư phụ để mắt và cho luyện múa lân, võ sinh phải luyện võ miệt mài. Chẳng hạn, tập với mộc nhân, bao cát, túi sỏi để tăng sức mạnh quyền, cước, chưởng pháp; luyện công phu “thiết chỉ” (ngón tay sắt) ít là hai năm để đạt khả năng kẹp trái cau giữa hai ngón tay đập xuống mặt bàn đến khi cau bể; dùng ngón trỏ gõ bể cái tô sành…

Võ sư Huỳnh Chí Dân, Chưởng môn phái Thiếu Lâm Chánh Tông Thái Lý Phật, phụ trách đoàn lân Thắng Nghĩa Đường, cho biết: “Lân khi xuất động được coi là đại diện tinh thần của võ phái nên không thể để các võ sinh yếu nghề biểu diễn. Vì thế, để một võ sinh từ lúc bắt đầu học đến khi thuần thục trình diễn, cần ít nhất 5 năm khổ luyện”.

Bên cạnh học võ, múa lân, các võ sinh ở Chợ Lớn còn được học “đạo” riêng của từng võ phái. Võ sinh trong lò lân Thắng Nghĩa Đường thuộc nằm lòng những bài học đạo cơ bản: “ấu tập lão luyện” (trẻ tập - già luyện), “chí cần song tiến” (phát huy ý chí và chuyên cần), “tiết sắc” (hạn chế tửu sắc), “bổ thực” (ăn uống bồi bổ cơ thể)… Nói như võ sư Huỳnh Chí Dân: “Võ dạy về tính cương nên cần dạy đạo để cân bằng”.

Mỗi lò lân mang một trường phái, phong cách đào luyện, kỷ luật và nguyên tắc riêng. Tất cả được truyền đời để nghệ thuật múa lân của người Hoa Chợ Lớn ngày càng phát triển, không chỉ bó hẹp trong cộng đồng, mà nay đã hội nhập với cả khu vực và quốc tế khi luôn trong nhóm 3 nước đứng đầu các cuộc thi về múa lân toàn thế giới.

Ảnh :Lò lân Thanh Liên Đường năm 1961 với một đầu lân, một ông Địa

---------------------------------------------------

Nguyễn Đình



NÉT ĐẸP MÚA LÂN SÀI GÒN CHỢ LỚN NGÀY XƯA


Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ 19, các vị lão sư phụ bắt đầu mở võ quán sau đó thành lập đoàn lân theo mỗi võ quán với mục đích để truyền bá môn võ của họ.

Vào lúc sơ khai, mỗi đoàn lân chỉ có ᴅuy nhất một con lân đại diện cho võ quán của mình. Người múa đầu lân đòi hỏi phải có một trình độ võ thuật nhất định mới được phép đại diện võ phái múa lân. Lúc bấy giờ, các đoàn lân chỉ có ᴅuy nhất một loại múa lân, chứ không phải lân sư rồng như bây giờ. Mỗi võ đường do những bang hội người Hoa khác nhau thành lập sẽ múa theo những con vật đặc trưng của bang hội ấy.



Múa Lân Lễ Hội tại Sài Gòn Chợ Lớn năm 1903

Ảnh : Lý Hồ Hoàng Huy






Đơn cử như các đoàn lân do người Quảng Đông mở ra sẽ chỉ múa lân (Nam Sư) ví dụ như:

- Môn phái Hồng Gia Quyền - Liên Nghĩa Đường (1923)

- Môn phái Thiếu Lâm Châu Gia - Nhơn Nghĩa Đường (1935)

- Võ Thuật Nghiên Cứu Sở - Trung Nghĩa Đường (1945)

- Môn phái Thiếu Lâm Bạch Mi - Tinh Anh Đường (1954)

Đoàn của người Triều Châu sẽ múa sư тử (Bắc Sư) có: 

- Đông Phương - Đã ngưng hoạt động.

- Thống Nhất

Rồng là đặc trưng của người Phước Kiến với đoàn Kim Long Phước Kiến, ngoài ra người Phước Kiến tại Bình Dương thì múa con Hẩu nhưng lại không múa rồng. 

Đoàn lân của người Phước Kiến có:

- Môn phái Thái Cực Đường Lang - Trần Minh (Tinh Nghĩa Đường) (1972)









Kỳ lân sẽ là biểu trưng cho các đoàn lân người Khách Gia (Hẹ) như:

- Quần Tân Đường – Đã ngưng hoạt động.

- Ninh Giang

Đặc biệt hơn cả có thể kể đến các đoàn lân của người Hải Nam như:

- Kim Sư Thanh Liên (1952)

- Hải Nam Liên Hữu (1953)

Con vật họ chọn để biểu diễn là con hổ (con cọp).

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người không thích xem múa cọp vì cho rằng không may mắn vào ngày tết (cọp là con vật ăn thịt người, không nên mời vào nhà) cho nên người Hải Nam đã biến tấu chuyển hóa hình dáng con cọp thành con lân nhưng không có sừng.


 TẾT SÀI GÒN CÁCH ĐÂY 71 NĂM 

(NHỮNG NĂM 194X)


Qua các bức ảnh xưa ,hàng năm vào khoảng tháng chạp âm lịch, không khí lễ tết đã bắt đầu bao trùm khắp nơi, người người nhà nhà đều bận rộn, hân hoan chuẩn bị đón tết, mỗi nhà, mỗi hộ đều tất bật ngược xuôi sắm sửa đồ đạc, trang hoàng lại nhà cửa, có người thì sắm con gà, bán con vịt, nhà thì sơn sửa phòng ốc, có gia đình thì dán câu đối đỏ, cặp liễn, khắp nơi như cùng hòa quyện vào không khí tấp nập, náo nhiệt đó nhưng với tâm trạng vô cùng háo hức, đợi chờ, nhất là tại Chợ Lớn không khí lễ tết kéo dài từ cuối tháng 11 âm lịch cho đến hết tháng giêng năm sau mới dứt hẳn, vào mỗi dịp tết đến, người Hoa có những phong tục, tập tục rất đặc trưng, mang phong cách rất riêng và độc đáo, thí dụ có thể xét đến việc dán câu đối liễn trước cổng nhà hoặc dán giấy đỏ có đề chữ vàng khắp tường nhà và cả múa lân.

Có năm loại lân sử dụng hình ảnh và màu sắc khác nhau tượng trưng cho 5 vị danh tướng thời Tam Quốc là Lưu Bị, Quan Vũ, trương Phi, Hoàng Trung và Triệu Vân.

==================

1. Lân biểu trưng Lưu Bị: nền vàng, lông mày trắng, râu dài và đen, trên đỉnh đầu có treo “hồng anh” (thông thường sẽ là bông vải đỏ), sau ót vẽ 3 đồng tiền tượng trưng ý nghĩa “hòa khí hữu thiện”, đuôi 7 màu

2. Lân biểu trưng Quan Vũ: nền đỏ, lông mày đen, râu dài và đen, mũi xanh lá, sừng tím, sau ót vẽ 2 đồng tiền mang ý nghĩa “trung và nghĩa”, đuôi đỏ pha xanh lá

3. Lân biểu trưng Trương Phi: nền đen, lông màu đen, râu ngắn và đen, mũi xanh lục, sừng sắt, mắt đỏ, lỗ tai cụp vào, sau ót vẽ 1 đồng tiền, đuôi trắng đen, vằn tam giác

4. Lân biểu trưng Hoàng Trung: Nền vàng hoa mai, râu bạc

5. Lân biểu trưng Triệu Vân: nền vàng, lông mày trắng, mũi xanh lá




=========Ảnh: Lâm An ==========




Ngoài ra, cũng có nơi dùng 5 màu đỏ, đen, trắng, vàng, xanh dương tượng trưng cho “Ngũ hổ tướng” của nhà Tây Hán vào thời Tam Quốc lần lượt sẽ là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Thông thường, 2 con lân đại biểu cho Quan Vũ và Trương Phi sẽ được sử dụng trong những trường họp 2 lân giao đấu với nhau – sẽ được nói chi tiết ở phần bên dưới. Ngoài 5 con lân kể trên ra, còn phải nhắc đến Kim sư và Ngân sư. Lân vàng tượng trưng cho lân đực và lân bạc tượng trưng cho lân cái – 2 loại này thích hợp biểu diễn trong các nơi liên quan đến thương mại nhiều hơn.

Do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ I, các lão tiền bối tẩu tán khắp nơi nhưng đa phần là chạy sang Hong Kong và các nước trong vùng Đồng Nam Á, nhưng nhiều nhất vẫn tập trung tại Malaysia, Singapore và Việt Nam, sau khi ổn định được nơi trú thân trên đất Việt Nam, cộng đồng người Hoa xưa bắt đầu thành lập các hội quán, trường học, đoàn thể và võ đường, họ thành lập các đoàn thể để giúp đỡ đồng hương, giới thiệu việc làm cũng như dạy võ cho các đồng hương có sức khỏe cũng như để phòng thân khi gặp biến cố.

Có năm hội quán lớn được thành lập và duy trì cho đến ngày hôm nay bao gồm :

*Hội Quán Tuệ Thành của người Quảng Đông

*Hội Quán Nghĩa An của người Triều Châu

*Hội Quán Nhị Phủ của người Phước kiến

*Hội Quán Sùng Chính của người Khách Gia (Hẹ)

*Hội Quán Quỳnh Phủ của người Hải Nam.

Vào những năm thập niên 20 của thế kỷ trước, các vị lão sư phụ bắt đầu thành lập đoàn lân, mở võ quán. Vào lúc sơ khai, mỗi đoàn lân chỉ có duy nhất một con lân đại diện cho võ quán của mình. Người múa đầu lân đòi hỏi phải có một trình độ võ thuật nhất định mới được phép đại diện võ phái múa lân, thông thường sẽ từ cấp HLV trở lên mới được phép múa. Lúc bấy giờ, các đoàn lân chỉ có duy nhất một loại múa lân, chứ không phải lân sư rồng như bây giờ. Mỗi võ đường do những bang hội người Hoa khác nhau thành lập sẽ múa theo những con vật đặc trưng của bang hội ấy. Đơn cử như các đoàn lân do người Quảng Đông mở ra sẽ chỉ múa lân (Nam sư) ví dụ như Liên Nghĩa, Nhơn Nghĩa, Thắng Nghĩa,…. Đông Phương của người Triều Châu sẽ múa sư tử (Bắc sư). Rồng là đặc trưng của người Phước Kiến với đoàn Kim Long Phước Kiến, ngoài ra người Phước Kiến tại Bình Dương thì múa con Hẩu nhưng lại không múa rồng. Kỳ lân sẽ là biểu trưng cho các đoàn lân người Khách Gia (Hẹ) như đoàn Quần Tân Đường – Đã ngưng hoạt động.

Đặc biệt hơn cả có thể kể đến các đoàn lân của người Hải Nam như Thanh Liên, Liên Hữu, con vật họ chọn để biểu diễn là con hổ (con cọp). Tuy nhiên , hiện nay có rất nhiều người không thích xem múa cọp vì cho rằng không may mắn vào ngày tết (cọp là con vật ăn thịt người, không nên mời vào nhà) cho nên người Hải Nam đã chuyển hóa hình dáng con cọp thành con lân nhưng không có sừng.

>>> Luật ngầm trong văn hóa múa lân xưa

Trong giai đoạn sơ khai của các đoàn lân người Hoa ở Sài Gòn nói chung cũng như vùng Q.5 nói riêng, mỗi đoàn lân đều chỉ có duy nhất một con lân để đi biểu diễn vào các dịp lễ tết. Lúc bấy giờ, yêu cầu múa lân rất chặc chẻ, bài bản và đặc biệt mỗi bài múa lân diễn trong thời gian rất dài. Một bài múa lân được xem là tiêu chuẩn sẽ múa khoảng 1 giờ, có bài đặc biệt múa hơn 1 giờ thậm chí lâu hơn nữa. Hơn nữa, đầu lân khi xưa không nhỏ gọn và nhẹ như hiện tại, đầu lân xưa rất to, nặng và hết sức cồng kềnh. Do đó yêu cầu người múa phải có sức khỏe phi thường, cộng thêm thời gian múa dài cũng như đòi hỏi người múa phải đúng bài bảng cũng như mã bộ vững chắc cho nên đa phần người múa lân phải từ cấp huấn luyện viên trở lên mới có khả năng đảm nhiệm được. Có nhiều trường hợp quan trọng, thậm chí là sẽ do sư phụ đứng đầu đoàn lân đó đích thân biểu diễn.

Ngoài những yếu tố nêu trên ra, một lý do cũng vô cùng quan trọng là để bảo vệ đầu lân cũng như danh tiếng của đoàn lân đó. Đầu lân và cái trống là 2 vật biểu trưng cho mồi đoàn lân khi ấy, cho nên người múa đầu lân cũng như những người đứng xung quanh cái trống đều là những vị sư phụ có võ nghệ cao cường. khi xưa, xã hội còn loạn lạc, các đoàn lân rất hay gây gỗ đánh nhau. Mổi khi giáp mặt ngoài đường, 2 đoàn lân sẽ đi song song ngược hướng nhau. Mỗi vị sư phụ múa đầu lân sẽ kẹp tấm danh thiếp của đoàn lân mình vào trong miệng con lân rồi 2 bên giao lưu trao đổi danh thiếp bằng cách múa lân. Sau khi trao đổi danh thiếp qua lại với nhau, nhất định 2 bên phải đi thẳng không được quay đầu nhìn lại. Động tác quay đầu nhìn lại sẽ mang ý ngầm như là “Kênh nhau” hoặc mang hàm ý muốn gây hấn.

Một khi cuộc chiến đã xảy ra thì cái đầu lân và trống là 2 vật được cả 2 bên đặc biệt chú ý đến. Mỗi bên đều sẽ cố sức bảo vệ đầu lân và mặt trống của mình và ngược lại sẽ tìm kiếm và tìm cách phá hoại lân và trống của đoàn lân đối địch. Trong suốt cuộc chiến, môn sinh hai phía bị thương vô số, rất khó phân biệt được bên nào là thắng, còn bên nào là bại. Cho nên trong giới võ lâm xưa, có một quy luật được xem là luật bất thành văn, khi đội nào bị đối phương đâm thủng trống cũng như hư hại đầu lân trước thì bị xem là kẻ thua trận, danh tiếng của đội đó sẽ bị xuống cấp trầm trọng. Thông thường, các vị võ sư đứng 2 bên trống, tay sẽ cầm cây “Thử Vĩ Côn” – cây có hình dáng giống đuôi chuột có một đầu lớn ở gốc và nhỏ dần về ngọn. Cũng có võ sư sẽ sử dụng cặp uyên ương đao (2 cây đao ngắn, nhét 2 bên eo) để bảo hộ trống và lân.

>>> Có 5 điều cấm kỵ khi 2 đoàn lân đi vào thế đối đầu nhau, bao gồm:

1. Khi 2 con lân đối diện nhau không được đưa chân lên vuốt sừng. Hành động đó thể hiện sự vô lễ, muốn thị oai và khiêu chiến.

2. Không được đưa chân lên vuốt râu. Hành động vuốt râu tỏ vẻ trịch thượng, bề trên và kiêu ngạo, xem đối phương thấp hơn mình 1 bậc.

3. Không được có động tác rửa răng (đưa đầu lân ra phía trước và cuối xuống chân cào qua cào lại). Hành động giống như chuẩn bị mài răng cho sắc bén để cắn và ăn thịt đối thủ.

4. Không được mở to 1 bên mắt con lân nhưng 1 bên thì nhấp nháy liên tục thể hiện thái độ cực kỳ khinh thường và xem nhẹ đối phương. Một khi có hành động như vậy thì cơ hội đánh nhau sẽ rất cao.

5. Không được quay lại tự liếm hoặc cắn đuôi, mang ý nghĩa vô cùng sĩ nhục và khinh bỉ đối phương. Sau khi hành động này diễn ra chắc chắn sẽ có một trận đánh nhau quyết liệt.

Thêm một quy luật tuy không nói ra nhưng tất cả những ai muốn thành lập đoàn lân đều phải làm theo, đó là đoàn lân mới thành lập nhất quyết không được có lân trắng hoặc râu bạc. Nếu muốn có lân trắng, đoàn lân phải hoạt động ít nhất liên tục trong 5 năm mới có quyền lên râu bạc. Đến lúc đó, đoàn lân mới được xem là đoàn lân cũ, lão làng bằng không chỉ được xem là lân mới, lân trẻ mà thôi. Lân mới khi gặp lân cũ phải lại 3 lại chào lân cũ trước, sau đó lân cũ cũng sẽ lại 3 lại đáp lễ lại. Đó cũng là một trong những luật ngầm trong giới võ lâm xưa mà hiện tại đã mai một thậm chí là biến mất.

Theo Lâm An

 

HÌNH ẢNH ÔNG ĐỊA TRONG MÚA LÂN

Hello 大家好 - Tài Cá H

Nói đến múa Lân - múa Sư - múa Rồng là chúng ta thường sẽ nghĩ ngay chúng thường xuất hiện vào các dịp Tết - Hội Nguyên Tiêu - hay là các lễ vía lớn - khai trương khánh thành của các doanh nghiệp vân vân và mây mây ...

Đây là một số hình ảnh mình sưu tầm từ những người bạn bên Đài Loan - hôm nay là lễ cúng bái Ông Địa bên Đài Loan - người người đi chùa đi đền cúng bái rất đông ...

Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với Sư, múa Lân với Rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.

Trong màn trình diễn múa Lân, Sư, Rồng, không thể thiếu một nhân vật khá quan trọng thường được gọi là Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải, nếu không độn thì cần một người béo đóng giả) mặc áo dài, tay cầm quạt mo to phe phẩy, mang mặt nạ Ông Địa đầu hói tròn mặt cười toe toét đi theo đùa giỡn với Lân, chọc ghẹo Lân hay đùa giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ.



Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành và hoan hỉ .

Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện.

Ông Địa và con lân đi đến đâu là ban phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh.

Trong các buổi múa Lân - thường giải thưởng sẽ được treo lên cao bằng cách treo lên một cây sào dựng đứng lên - Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, Ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt mo to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.

Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân.

Ngoài ra còn có trống thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân và quan trọng nhất không thể thiếu đó là Ông Địa. Thường đội lân đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo).


Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội Lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác.

Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước.

Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, Lân gục đầu cảm tạ thì Ông Địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác....

Theo 王日光

Xem tiếp…

1326. THE FUNDAMENTALS OF PA KUA CHANG (八卦掌) - VOL 1

tháng 9 19, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách:

THE FUNDAMENTALS OF PA  KUA CHANG 
(八卦掌)
 VOL 1



Link tải sách: THE FUNDAMENTALS OF PA KUA CHANG (八卦掌) - VOL 1

Nguồn: Thắng Nguyễn


Xem tiếp…

1325. 八极拳 - BÁT CỰC QUYỀN

tháng 9 19, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

八极拳 
BÁT CỰC QUYỀN



Link tải sách: 八极拳 - BÁT CỰC QUYỀN

Nguồn: Uyên Minh

Xem tiếp…

1324. 功夫少林-少林八段锦 - CÔNG PHU THIẾU LÂM BÁT ĐOẠN CẨM

tháng 9 19, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

功夫少林-少林八段锦 
CÔNG PHU THIẾU LÂM  BÁT ĐOẠN CẨM




Link tải sách: 功夫少林-少林八段锦 - CÔNG PHU THIẾU LÂM BÁT ĐOẠN CẨM

Nguồn: Uyên Minh

Xem tiếp…

1323. 蔡李佛家梅花拳 - THÁI LÝ PHẬT GIA MAI HOA QUYỀN

tháng 9 19, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

蔡李佛家梅花拳 
THÁI LÝ PHẬT GIA MAI HOA QUYỀN



Link tải sách: 蔡李佛家梅花拳 - THÁI LÝ PHẬT GIA MAI HOA QUYỀN

Nguồn: Uyên Minh

Xem tiếp…

HƯỚNG DẪN TẢI SÁCH MIỄN PHÍ VỀ MÁY TÍNH/ ĐIỆN THOẠI CÁ NHÂN

tháng 9 14, 2021 |

 HƯỚNG DẪN 

TẢI SÁCH MIỄN PHÍ VỀ MÁY TÍNH/ ĐIỆN THOẠI CÁ NHÂN


Kính thưa:  Quý Thầy và các bạn chung niềm đam mê Võ thuật.





Trong thời gian triển khai trang Blog TỦ SÁCH VÕ THUẬT 123 đến nay đã được 1530 bài đăng, trong đó sưu tầm và chia sẻ hơn 1.322 cuốn sách Võ thuật và số lượng truy cập tham khảo của đông đảo những người cùng chung đam mê Võ thuật chi tiết như sau:


Tuy nhiên trong quá trình tiếp cận sách có một số khó khăn đối với các Thầy và các bạn không thường xuyên sử dụng vi tính văn phòng hoặc các thao tác tải sách trên Web. Do đó admin nhận thấy cần thiết thêm mục hướng dẫn để thuận lợi cho việc tham khảo sách chi tiết từng bước thứ tự:

1. Truy cập tìm sách:

Có 2 cách để tìm sách:

- Tìm theo tên sách: Đánh tên sách vào ô tìm kiếm và click để tìm 


- Tìm theo thư mục sách: Ví dụ muốn tìm sách Võ Cổ Truyền thì chọn vào thư mục hiển thị tùy theo thiết bị sử dụng theo 2 hình sau:


Hoặc


Khi tìm đến cuốn sách cần xem hoặc tải về thì Click lên tiêu đề sách để hiện ra đường link dùng truy cập vào sách để tải:


Lưu ý đường link truy cập sách sẽ có màu xanh là link còn hoạt động khi click vào sẽ dẫn đến trang sách


2. Tải sách :

Sau khi Click chuột vào đường Link:


Việc truy cập và tải sách sẽ hoàn thành nếu không bị sư cố sau: 

1. Máy tính của người tải không cho phép tải dữ liệu. (kiểm tra lại với chủ thiết bị)

2. Đường truyền quá nhiều người cùng tải 1 lúc sẽ giảm băng thông (vì trang sử dụng Blog cá nhân), lúc này hãy vui lòng truy cập lại sau.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

LUÔN SẴN LÒNG CHÀO ĐÓN


Sài gòn ngày 14 tháng 09 năm 2021

Nguyễn Văn Hoa           

Xem tiếp…

1322. 氣的原理 - KHÍ ĐÍCH NGUYÊN LÝ

tháng 9 11, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

氣的原理 
KHÍ ĐÍCH NGUYÊN LÝ



Link tải sách:  氣的原理 - KHÍ ĐÍCH NGUYÊN LÝ

Nguồn: Uyên Minh

Xem tiếp…

1321. 太极拳散手技击法 (Thái Cực Quyền Tán Thủ Kỹ Kích Pháp)

tháng 9 11, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

太极拳散手技击法 
(Thái Cực Quyền Tán Thủ Kỹ Kích Pháp)



Link tải sách: 太极拳散手技击法 (Thái Cực Quyền Tán Thủ Kỹ Kích Pháp)

Nguồn: Thắng Nguyễn

Xem tiếp…

1320. Japan's Ultimate Martial Art_ Jujitsu Before 1882

tháng 9 11, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

Japan's Ultimate Martial Art
Jujitsu Before 1882


Link tải sách: Japan's Ultimate Martial Art_ Jujitsu Before 1882

Nguồn: Trịnh Hồng Tài


Xem tiếp…

1319. 五禽图气功 - NGŨ CẦM ĐỒ KHÍ CÔNG

tháng 9 10, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

五禽图气功 
NGŨ CẦM ĐỒ KHÍ CÔNG 



Link tải sách: 五禽图气功 - NGŨ CẦM ĐỒ KHÍ CÔNG

Nguồn: Uyên Minh

Xem tiếp…

1318. TRẬT PHÁP NHẬP MÔN (跌法入门)

tháng 9 05, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

TRẬT PHÁP NHẬP MÔN 
(跌法入门)


Nguồn: Uyên Minh

Xem tiếp…

1317. GIÁO TRÌNH VÕ THUẬT

tháng 9 05, 2021 |

 Giới thiệu cuốn sách

GIÁO TRÌNH VÕ THUẬT


Link tải sách: GIÁO TRÌNH VÕ THUẬT

Nguồn: Trịnh Hồng Tài

Xem tiếp…

1316. JUDO FORMAL TECHNIQUES A Complete Guide to Kodokan Randori no Kata

tháng 9 04, 2021 |
Giới thiệu cuốn sách

JUDO FORMAL TECHNIQUES 
A Complete Guide to Kodokan Randori no Kata




Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

Bài viết với thời gian

Tổng truy cập