VÀI NÉT VỀ ĐẠO ĐƯỜNG CHOJU

tháng 9 03, 2018 |

Karatedo là môn võ thuật phát triển từ hòn đảo Okinawa - Nhật Bản từ năm 1922, được người Nhật tâm huyết đem nó áp dụng vào cuộc sống xã hội để giáo dục đạo đức, vun trồng nhân cách, đào tạo con người từ lớp mầm non. Đó là những đức tính tự tin, tự giác, quả cảm, trọng danh dự, đức nhân từ, tính lễ độ, đức chính trực công bằng, nghĩa trung thành, lòng thành thật, sự tự chế, tinh thần trách nhiệm vì lợi ích cộng đồng và văn hóa ứng xử.
Sau thế chiến thứ II, Karate-Do được truyền rộng ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Karate-Do Việt Nam lần đầu tiên tại Huế bởi thầy Suzuki Choji. Năm 1945, kết thúc đệ nhị thế chiến, thầy Suzuki Choji ở lại Việt Nam, lập gia đình cùng người Việt, lấy tên Việt Nam là Phan Văn Phúc. Sau hiệp định Geneve 1954, thầy cùng gia đình về định cư ở Huế, mở trường dạy Karate-Do. Đạo đường đặt tại số 8 Võ Tánh - Huế. Huế trở thành quê hương của Karate-Do Việt Nam, và từ đây, Karate-Do lần lượt phát triển khắp ba miền.
Tại khu vực miền Nam Việt Nam, sau giải phòng thống nhất đất nước, võ sư Trương Đình Hùng – là một trong những môn đồ đầu tiên của thầy Suzuki Choji, đã chuyển gia đình vào tỉnh Đồng Nai định cư và năm 1981 thành lập đạo đường CHOJU Karate tại phường Tân Tiến và sau đó 5 năm chuyển về Tam Hiệp, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Võ sư TRƯƠNG ĐÌNH HÙNG – hiện tại với đẳng trật Huyền đai đệ Bát đẳng, Phó Trưởng tràng Hệ phái SUZUCHO KARATEDO VIỆT NAM không chỉ là người sáng lập đạo đường Choju, mà còn là người truyền bá hệ phái Suzucho Karatedo trong toàn miền Nam Việt Nam trong suốt 36 năm qua.
Đến nay, Đạo đường đã đào tạo hàng ngàn Huyền đai, Huấn luyện viên, đa số đã tốt nghiệp Đại học và khẳng định được vị thế trong xã hội. Trong đó, nhiều HLV đã trở thành Cán bộ trung, cao cấp trong công tác lãnh đạo, quản lý các ngành: Hành Chánh, Công Nghiệp, Giáo Dục, Y Tế, Hải Quan, Kiểm Sát…đặc biệt ở lực lượng Công An Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhiều Huấn Luyện Viên xuất thân từ Đạo đường CHOJU đã tham gia huấn luyện, phát triển nhiều Tỉnh - Thành trên toàn quốc như: Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa, Thành phố Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bến Tre, Quãng Ngãi, Sơn La, Yên Bái, vv…
Nhiều cao đồ của Đạo Đường đã được Chưởng Môn cấp văn bằng Huyền đai Lục đẳng như: Vũ Thanh Dần, Phạm Thế Hưng,... Huyền đai Ngũ đẳng như: Phạm Xuân Thanh, Quách Văn Châu, Trác Thái Huy, Lưu Văn Khải, Đồng Mạnh Hùng, Vũ Tuấn Hùng, Bùi Quốc Tĩnh, Lê Bá Công, Phan Lê Trọng Phúc, Nguyễn Hữu Mạnh, Nguyễn Văn Đủ, Trần Đức Khải, Trần Phú Thành, Đặng Công Kinh Luân, Đặng Ngọc Tiền,….
Với tôn chỉ “Trực – Đạo - Hạnh”, ngay từ ngày đầu thành lập, Võ sư Trương Đình Hùng đã đưa ra các tiêu chí cốt lõi để được nhập môn cho các môn sinh của mình. Môn sinh gia nhập đạo đường được yêu cầu phải luôn lấy nền tảng chính trực làm gốc, tôn trọng lẽ phải, giữ gìn tư tưởng và tinh thần đạo đức cốt lõi để hướng đến hoàn thiện hai yếu tố tinh thần và thể chất. Đó chính là lý do đạo đường Choju phát triển môn đồ rộng khắp như hôm nay.
Đến với đạo đường Choju, môn sinh không chỉ có luyện tập thể chất, mà còn được lĩnh hội những giá trị cốt lõi của tinh thần nhân văn, đạo – hạnh của một võ sĩ Suzucho Karatedo. 

Võ sư Trương Đình Hùng - Huyền Đai Đệ Bát Đẳng Karatedo, Phó Trưởng tràng Suzucho Ryu 
(Thành viên BCH Hệ phái nhiệm kỳ 1990 - nay)
Xem tiếp…

Núi Võ Đang chốn bồng lai tiên cảnh hiếm có trên thế giới

tháng 9 03, 2018 |

Thánh địa Đạo giáo Võ Đang từ lâu đã nức tiếng xa gần bởi phong cảnh đẹp tựa chốn bồng lai.


Từ châu thành Cổ Phong có cung Vĩnh Lạc đến Kim Điện trên Thiên Trụ Phong lát đường bằng đá xanh dài hơn 70 km, dọc đường xây dựng 8 cung, 2 quán, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể kiến trúc vĩ đại, tổng diện tích xây dựng là 1,6 triệu mét vuông. Xứ sở như chốn thần tiên này có quy mô hoành tráng, tốn phí cực lớn, nói quá lên là trước đó lịch sử chưa từng có.

Võ Đang được coi là một trong những cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng. Tương truyền, Trương Tam Phong từng tu luyện trên núi Võ Đang, từ đó khai sáng Võ Đang quyền pháp, trở thành một trong những môn phái võ thuật danh tiếng nhất Trung Hoa. Vì thế mà dân gian có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”.

Núi Võ Đang còn có tên gọi khác là núi Thái Hòa. Trên núi có rất nhiều đại điện nổi tiếng như Tịnh Nhạc cung, Cổ Đồng cung, Huyền Thiên Ngọc Hư cung, Tử Tiêu cung, Kim Điện cung, v.v. Hầu hết tất cả các đại điện và những tòa nhà cổ ở đây đều được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Ngoài các tòa nhà cổ xưa, núi Võ Đang còn lưu giữa hơn 7.400 di tích văn hóa quý giá. Đặc biệt là các di sản văn vật Đạo giáo nổi tiếng mang ý nghĩa văn hóa sâu xa.



Tử Tiêu cung là cung điện nổi tiếng nhất, có quy mô lớn nhất, các ngôi nhà cũng được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên núi Võ Đang. Quần thể kiến trúc này hiện có 29 tòa nhà được bố trí trên một sân thượng rộng 6.854 mét vuông.
Nanyan (Nam Nham) cung nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất núi Võ Đang.
Biểu tượng của núi Võ Đang chính là ngôi đền vàng Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng trên đỉnh núi vào năm 1416.









Tượng đài ông tổ phái Võ Đang – Trương Tam Phong

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, núi Võ Đang đã chứng kiến những bậc đạo sĩ, chân nhân tu hành nơi đây. Có lẽ vì vậy mà hòa cùng với sắc núi mây trời còn là một không gian huyền thoại, một vẻ đẹp thoát tục tựa chốn bồng lai.

Hải Yến
Xem tiếp…

Những điều khiến Thiếu Lâm Tự hấp dẫn du khách

tháng 9 03, 2018 |

Thiếu Lâm Tự là ngôi chùa còn lưu giữ nhiều nét văn hóa tâm linh truyền thống của Trung Quốc, là nơi khởi thủy của môn phái võ học lừng danh.


Thiếu Lâm Tự được thành lập năm 495 dưới thời Bắc Ngụy, tọa lạc trên núi Tung Sơn, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong giới võ học mà cả trong văn chương, điện ảnh, Thiếu Lâm Tự cũng là hình ảnh quen thuộc với khán giả. Vì lẽ đó, mỗi năm Thiếu Lâm tự thu hút không ít du khách tới tham quan và tìm hiểu. Ảnh: Nipic.
Đường lên Thiếu Lâm Tự phong cảnh rất hùng vĩ với núi cao, đèo sâu và rất nhiều cây tùng, bách bao quanh. Ảnh: Baike.
Cổng tam quan bằng đá trắng và tượng võ tăng khổng lồ báo hiệu du khách chuẩn bị bước vào khuôn viên chính của chùa. Ảnh: Nipic.
Đại Hùng bảo điện là điện chính. Trong góc sân, du khách được chiêm ngưỡng những bia đá chi chít lỗ thủng, ghi công đức của những người có đóng góp cho ngôi chùa. Tương truyền, đó chính là nơi các nhà sư Thiếu Lâm từng tập luyện Nhất dương chỉ (một môn võ bí truyền sử dụng lực bắn qua ngón tay để tấn công đối thủ). Ảnh: Baike.
Thiếu Lâm Tự còn rất nhiều công trình đáng chú ý như Lập Tuyết Đình - phòng của Đạt Ma sư tổ, La Hán điện với bức bích họa mô tả 500 vị La Hán. Ảnh: Nipic.
Cũng trong quần thể Thiếu Lâm, du khách có thể tới viếng khu vực Tháp Lâm, khu mộ dành cho các nhà sư có công với chùa, nằm trên đồi cao với 232 ngọn tháp. Ảnh: Globalimages.
Tàng Kinh Các (còn gọi là Pháp đường) là cái tên thường xuyên được nhắc đến trong các tiểu thuyết chưởng trường thiên, tương đối quen thuộc với du khách. Đây là nơi lưu giữ các bộ kinh sách quý giá về Phật pháp, võ thuật của Thiếu Lâm Tự. Ảnh: Mafengwo
Trong hành trình, du khách còn được xem các nhà sư trong chùa thể hiện công phu với những bài côn, quyền, khí công, khiến ai chiêm ngưỡng cũng trầm trồ thán phục. Ảnh: Weixin.
Muốn xem biểu diễn võ Thiếu Lâm, bạn có thể lựa chọn một trong hai địa điểm: màn biểu diễn ngoài trời của các học sinh của trường võ thuật Thiếu Lâm, hoặc cuộc biểu diễn của các nhà sư trong hội trường thuộc quần thể của Thiếu Lâm Tự, có chỗ ngồi cho người xem. Ảnh: Nipic.
Bạn có thể thăm Thiếu Lâm Tự vào bất cứ mùa nào trong năm, bởi mỗi mùa một vẻ khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn vãn cảnh chùa trong không gian thanh tịnh nhất, du khách không quá đông, bạn nên tới đây vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến đầu tháng 4, tháng 6, đầu tháng 9. Ảnh: cyr1dian.deviantart.
Đỗ Vũ
Xem tiếp…

99. VÕ THUẬT TRUNG HOA - KIẾM THUẬT

tháng 9 03, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VÕ THUẬT TRUNG HOA
KIẾM THUẬT

Link tải sách: VÕ THUẬT TRUNG HOA - KIẾM THUẬT
Nguồn: www.sachvui.com

Xem tiếp…

98. VÕ THUẬT TRUNG HOA - TRƯỜNG QUYỀN

tháng 9 03, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VÕ THUẬT TRUNG HOA
TRƯỜNG QUYỀN


Link tải sách: VÕ THUẬT TRUNG HOA - TRƯỜNG QUYỀN
Nguồn: www.sachvui.com
Xem tiếp…

97. VÕ THUẬT TRUNG HOA - GIÁO THUẬT

tháng 9 03, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VÕ THUẬT TRUNG HOA 
GIÁO THUẬT


Link tải sách: VÕ THUẬT TRUNG HOA - GIÁO THUẬT
Nguồn: www.sachvui.com
Xem tiếp…

96. VÕ THUẬT TRUNG HOA - ĐAO THUẬT

tháng 9 03, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VÕ THUẬT TRUNG HOA
ĐAO THUẬT

Link tải sách: VÕ THUẬT TRUNG HOA - ĐAO THUẬT
Nguồn: www.sachvui.com
Xem tiếp…

Bài viết với thời gian

Tổng truy cập