GIỚI THIỆU (INTRODUCE)

tháng 8 30, 2018 |




Kính thưa quý Thầy và quý Bằng Hữu!
Dear martial arts masters and friends!

Tủ sách Võ Thuật 123 được tạo nên trên tiêu chí:
Our martial arts bookshelf was created based on the following criteria:


COLLECTIBLE - POPULAR - CONSERVE

Tình cờ trong một lần dạo trên Facebook gặp bác Nguyễn Văn Bé (Lạc Hà) chia sẽ những cuốn sách quý trên dòng thời gian Kho sách SƯU TẦM - PHỔ BIẾN – BẢO TỒN và các thành viên khác như HA Dong, Uyên Minh, Luận Trần, Huỳnh Phong Hiền... Chia sẻ niềm đam mê Võ thuật và sách Võ thuật trước và sau 1975. Trên tinh thần cùng chung tay góp sức chia sẻ niềm đam mê tôi xin được phép mạo muội tạo trang Blog này mong được cùng SƯU TẦM – PHỔ BIẾN – BẢO TỒN những cuốn sách Võ thuật quý mà các Thầy và Bằng Hữu chia sẽ và cũng là nơi để các bạn có thể tải về tham khảo, nghiên cứu một các dễ dàng.

By chance, while browsing on Facebook, I met Mr. Nguyen Van Be (Lac Ha) sharing precious books on the timeline of COLLECT - POPULAR - CONSERVE book warehouse and other members such as HA Dong, Uyen Minh, Luan Tran, Huynh Phong Hien... Sharing their passion for Martial Arts and Martial Arts books before and after 1975. In the spirit of joining hands to contribute to sharing the passion, I would like to take the liberty of creating this Blog page with the hope of joining COLLECT - DISTRIBUTE - PRESERVE precious Martial Arts books that Masters and Friends share and  it is also a place for you to  download, reference, and research easily.

Về mặt Bản Quyền Tác Giả: Trên tinh thần TỦ SÁCH VÕ THUẬT 123 hoạt động dựa trên niềm đam mê Võ thuật , chia sẽ sách quý phi lợi nhuận và nguồn sách từ tủ sách gia đình và các quý Thầy, quý Bằng Hữu chia sẽ nên rất mong các Tác giả có sách đăng trên Tủ Sách Võ Thuật 123 lượng thứ và cho phép. Nếu Tác giả muốn gỡ khỏi Tủ sách Võ Thuật 123 thì xin vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc email với admin Tủ sách để cùng giải quyết.

In terms of Copyright: In the spirit of this Blog page operates based on the passion for Martial Arts, sharing non-profit precious books and book sources from family bookcases and shared by martial arts masters and friends. So I hope that the Authors whose books are published on this Blog page will forgive and give permission. If the Author wants to remove it from Tu Sach Vo Thuat 123, please contact the Bookshelf admin directly or email to resolve the matter.

Vì thực hiện Tủ sách online với niềm đam mê và kiến thức hạn hẹp nên rất cần sự góp ý và góp sách của các quý Thầy và quý Bằng Hữu.

Because I am implementing the Online Bookshelf with limited passion and knowledge, I really need the comments and suggestions from martial arts masters and friends.
Sài gòn ngày 30 tháng 08 năm 2018
Saigon August 30th, 2018 

NGUYỄN VĂN HOA      

 









      
Xem tiếp…

13. ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

tháng 8 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

Xem tiếp…

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE

tháng 8 30, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 

NAPOLEON BONAPARTE



Xem tiếp…

NHỮNG TRUYỀN KỲ VỀ SƯ TỔ PHÁI VỊNH XUÂN VIỆT NAM

tháng 8 30, 2018 |

(Kiến Thức) - Tên lính lê dương vung quyền đấm vào ngực một ông lão nhưng kỳ lạ là chính hắn bắn ngược lại suýt rơi xuống rãnh còn ông cụ chẳng làm sao.

Cao thủ ẩn thân
Ông lão ấy không ai khác, chính là cụ Nguyễn Tế Công, một cao thủ Vịnh Xuân quyền từ Trung Quốc sang Hà Nội năm 1939. Vào lúc đó, cụ Tế đã 62 tuổi và người rất gầy. Nếu không chứng kiến vụ va chạm này chắc không ai tin đây là một cao thủ võ thuật.
Nhưng vào lúc ấy có một người đã chứng kiến từ đầu đến cuối và nhận ra ngay bậc chân tài. Người đó là cố võ sư Trần Thúc Tiển, một trong những đệ tử của cụ Tế Công sau này. Trong cuốn Việt Nam Vĩnh Xuân nội gia quyền của Nxb Đại học Sư phạm ấn hành, võ sư Nguyễn Ngọc Nội (học trò võ sư Trần Thúc Tiển) ghi lại câu chuyện rằng:
“Vào những năm 1940, nhà cố võ sư Trần Thúc Tiển ở 38 Gia Ngư. Vào các buổi chiều, cố võ sư có thời gian thường mang ghế ra ngồi ở trước cửa. Thời đó phố xá vắng vẻ, hè phố Gia Ngư rộng rãi. Qua những lúc ngồi ở cửa, cố võ sư Trần Thúc Tiển thường thấy một ông già người Tàu cao gầy một tay cắp cái mẹt trên đựng quẩy, bánh gối, tương ớt, dấm, còn tay kia cắp một cái giá gấp đi bán rong từ phía chợ Hàng Bè lại.
Vào một buổi chiều, cố võ sư Trần Thúc Tiển đang ngồi thì thấy hai người lính lê dương to cao đi từ phố Đinh Liệt (bây giờ) lại. Bộ dạng hai người lính như đang say, đáng đi chếnh choáng. Cùng lúc đó, ông già người Tàu đó cũng đi trên hè với hướng ngược lại hai người lính.
Lúc giáp nhau, vô tình cứ ông già người Tàu tránh sang bên nào thì hai người lính cũng tránh về bên đó. Sau hai ba lần như vậy, một trong hai người lính có vẻ tức tối, vung nắm đấm, đấm vào người ông già. Cố võ sư Trần Thúc Tiển thấy ông già không tránh và cũng không buông mẹt và giá ra để đỡ.

Võ sư Nguyễn Tế Công và con trai nhỏ chụp ảnh cùng các đệ tử. Ảnh: Internet.
Cố võ sư Tiển thấy người lính đã đấm vào ngực ông già nhưng thật lạ, người lính kia lại bắn ngược lại khoảng 2m, lăn ra vỉa hè gần rãnh nước.
Người lính thứ hai thấy bạn mình bị ngã tưởng bị ông già kia đánh, mới tung cú đấm rất mạnh vào người ông già. Và lại giống như bạn mình, người lính này bị bắn ngược lại thậm chí còn văng xa hơn người kia, lăn xuống rãnh.
Trong khi đó ông già người Tàu vẫn đứng yên. Hai người lính lồm cồm bò dậy chắc vì ngượng dẫn nhau bỏ đi. Tận mắt chứng kiến sự việc đó, võ sư Tiển đã nghĩ đến đây là một ông già Tàu giỏi võ. Sau đó võ sư Tiển để tâm tìm hiểu lai lịch, chỗ ở của ông già Tàu.
Rồi một hôm, võ sư Tiển tìm đến nơi ông già Tàu ở để xin theo học. Có thể bằng nhãn quan của một Đại sư, với sự từng trải, ông đã nhìn thấy cơ duyên ở người học trò này nên đã nhận lời”.
Những cuộc tỉ đấu và biểu diễn nội công
Trong nhiều giai thoại ly kỳ về cụ Tế Công, nổi bật nhất là những giai thoại về nội công thâm hậu của cụ. Những môn sinh Vịnh Xuân Việt Nam hầu hết đều biết và truyền nhau câu chuyện về cuộc tỉ đấu nội công của cụ Tế.
Số là hồi mới sang Hà Nội, cụ Tế ở trong nhà ông Cam Túc Cường - một Hoa kiều. Một hôm cụ đang khám bệnh cho khách thì có hai người Trung Quốc, một già một trung niên bước vào cửa. Bộ dạng người trung niên rất dữ dằn.
Nhìn thấy họ, cụ Tế liền bảo người nhà rót hai chén trà rồi đưa cho ông trung niên một chén còn mình cầm một chén. Hai người cầm chén trà cụng vào nhau tưởng đâu là chúc tụng nhưng thực ra là cả hai đang ngấm ngầm tỉ đấu nội lực với nhau.
Ông khách trung niên toát mồ hôi hột, tay run run cứ phải lùi mãi ra cửa. Thấy vậy, ông khách già đi cùng lên tiếng: “Suốt đời nội lực của anh không sánh kịp Tế Công đâu, thôi xóa bỏ hận thù đi”. Lúc ấy mọi người mới vỡ lẽ ông trung niên kia vốn có mối thâm thù với cụ Tế nên đã bỏ ra mười mấy năm luyện tập rồi đi tìm cụ để tỉ thí nhưng rồi vẫn phải chịu thua.
Cũng nói về nội công của cụ Tế Công, võ sư Nguyễn Ngọc Nội chép một câu chuyện mà ông được nghe thầy của mình kể lại: “Theo học Sư tổ Nguyễn Tế Công một thời gian, các học trò chỉ được nghe nói về nội công Vĩnh Xuân mà không hiểu thực hư ra sao. Nhìn Sư tổ người cao, gầy, thân hình mỏng, không ai nghĩ Sư tổ có thể chịu được các đòn đánh vào người.
Một hôm, bác sĩ Phạm Khắc Quảng (một trong số các học trò của Sư tổ) mạnh bạo hỏi Sư tổ về nội công. Sau một thoáng suy nghĩ, Sư tổ bảo các anh em học trò đi theo người ra bãi giữa sông Hồng. Thời kỳ này bãi giữa sông Hồng chỉ là những bãi bồi, không có người ở.
Tất cả các học trò có mặt cùng sư tổ lên xe ô tô của bác sĩ Phạm Khắc Quảng đi ra bãi giữa. Tại đây, người đứng yên để cho các học trò của mình từng người đánh thoải mái vào người sư tổ. Chỉ sau một vài đòn đánh khẽ ban đầu, các học trò của người đã đánh hết sức mình (sức trẻ của tuổi thanh niên đã từng tập các môn thể thao như tạ, quyền anh… trước khi đến với môn Vĩnh Xuân). Và tất cả các học trò, sau khi đánh hết sức mình đều mệt nhoài, nằm thở trên bãi cát, còn sư tổ vẫn như không có gì xảy ra với mình. Sau khi để các trò nằm nghỉ một lúc, sư tổ ra hiệu tất cả lên xe để đi về. Sau buổi đó, các học trò mới hình dung được thế nào là nội công”.
Về khả năng này, ngày nay những truyền nhân của cụ Tế cũng nhiều người luyện được. Võ sư Nội đã có lần biểu diễn trên truyền hình đứng cho học trò đấm hàng trăm, ngàn quả vào người mà vẫn nói chuyện tiếp phóng viên VTV bình thường. Hay như võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm có lần sang Trung Quốc thăm quê hương sư tổ Tế Công cũng đã đứng cho một võ sinh Trung Quốc đấm đến khi mệt thì thôi.
Cụ Nguyễn Tế Công sống và dạy võ ở Hà Nội từ năm 1939 đến 1954 đã đào tạo được nhiều học trò. Một vài người trong số họ sau này đã mở võ đường truyền bá môn võ này. Những người nổi tiếng có võ sư Trần Thúc Tiển, Trần Văn Phùng, Ngô Sĩ Quý, Vũ Bá Quý.
Từ năm 1954, cụ Tế Công vào Nam có thu nhận thêm một số đồ đệ như ông Hồ Hải Long và tiếp tục truyền dạy Vịnh Xuân ở Sài Gòn. Năm 1959 cụ Tế Công tạ thế thọ 83 tuổi. Hiện tại mộ cụ ở nghĩa trang người Hoa Quảng Đông ở Lái Thiêu – Bình Dương.
Do sự truyền bá của cụ Tế Công ở cả Hà Nội và Sài Gòn, ở Việt Nam đã hình thành nên một chi phái Vịnh Xuân. Cho đến hiện tại, chi phái Vịnh Xuân Việt Nam là một trong những chi phái lớn của môn Vịnh Xuân toàn thế giới.
Khánh Nam

Xem tiếp…

BÌNH ĐỊNH GIA - CHƯỞNG MÔN ĐỜI THỨ 4 VÕ SƯ TRẦN HƯNG QUANG

tháng 8 30, 2018 |

TIỂU SỬ CHƯỞNG MÔN ĐỜI THỨ 4 - VÕ SƯ TRẦN HƯNG QUANG




        Cố võ sư, nghệ sỹ ưu tú Trần Hưng Quang sinh ngày 15-10-1928 tại xã Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định. Cha của ông là võ sư Trần Y đồng thời là một nghệ sĩ tuồng danh tiếng thời bấy giờ. Trần Hưng Quang được cha truyền thụ võ công và nghệ thuật hát tuồng từ khi lên 10 tuổi.
Với tư chất thông minh, lanh lẹ, vào năm 13 tuổi cậu bé Trần Hưng Quang đã cơ bản lĩnh hội được tinh tuý của phái võ gia truyền. Tuy không muốn để lộ khả năng võ thuật của mình, nhưng tiếng tăm về “cậu bé” anh hùng ở Phù Cát vẫn ngày một vang xa. Mến mộ tài năng của Ông, nhiều lần quan phủ đã cho triệu ông đến để thi triển quyền cước.
Năm Trần Hưng Quang 14 tuổi, mong muốn cho con trai mình mở rộng thêm kiến thức võ học, ông Trần Y đã cho Trần Hưng Quang tiếp tục theo học các võ sư nổi tiếng ở Bình Định.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, chàng thanh niên Trần Hưng Quang  lại hăng hái tham gia cách mạng và được kết nạp Đảng cộng sản năm 1950.
Năm 1954 Ông tập kết ra Bắc, công tác trong ngành công an, sau đó chuyển sang hoạt động nghệ thuật.


Năm 1955, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sơn, quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Hai ông bà sinh được năm người con, ba trai, hai gái.

Ông tốt nghiệp trung cấp đạo diễn ở Trường Sân khấu dân tộc, từng là Đảng ủy viên, Đoàn trưởng đoàn Tuồng Liên khu V (nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn).  Năm 1969, Ông Trần Hưng Quang được Bộ văn hóa và Ban thống nhất cử vào chiến trường Liên khu V. Năm 1975, sau khi thống nhất đát nước, Ông về Bình Định công tác và tham gia xây dựng Đoàn tuồng tỉnh Nghĩa Bình.

Với lợi thế về võ thuật và máu nghề truyền thống gia đình, nghệ sĩ Trần Hưng Quang rất thành công với những vai kép võ tuồng như Lưu Khánh, Mạnh Lương, Tiết Cương, Châu Thương... những vai phản diện như Trần Lộng (vở Trần Bình Trọng),  Lý Thông (vở Thạch Sanh) và đặc biệt là vai Ốc trong vở tuồng Nghêu-Sò-Ốc- Hến. Ghi nhận công lao và đóng góp của Ông cho nghệ thuật tuồng, năm 1988 Nhà nước đã phong tặng Ông danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Năm 1982, sau khi nghỉ hưu, Nghệ sĩ Trần Hưng Quang trở lại Hà Nội sinh sống cùng gia đình tại nhà số 52b, ngõ 2, Ngõ chợ Khâm Thiên. Vào năm 1984 Võ sư Trần Hưng Quang bắt đầu dạy võ cho một vài đệ tử là bạn thân của Trần Hưng Hiệp, trong số đó có Đinh Quang Trung - người sau này trở thành một trong số đại đệ tử của môn phái.

Năm 1985, nghệ sĩ ưu tú Trần Hưng Quang được nhà nước cấp một căn hộ tại  khu tập thể Thanh  Xuân Bắc. Ông chuyển gia đình về sống tại đây và mở “lò võ” tại Trường PTCS Việt Nam-Angieri. Vào giai đoạn này, phong trào võ thuật ở Hà Nội bắt đầu phát triển.
Năm 2014, lão võ sư  - nghệ sĩ ưu tú Trần Hưng Quang qua đời để lại sự tiếc nuối sâu sắc cho hàng vạn võ sinh môn phái Bình Định Gia nói riêng cũng như  làng võ cổ truyền Việt nam nói riêng.

Xem tiếp…

59. 116 THẾ MỘC NHÂN DÒNG DIỆP VẤN

tháng 8 30, 2018 |
Giới thiệu


116 THẾ MỘC NHÂN DÒNG DIỆP VẤN

Dịch bởi: Winchun Antony
Nguồn: Internet


Xem tiếp…

12. NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

tháng 8 29, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

Link tải sách: NHỮNG KHÁM PHÁ VỀ HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG
Nguồn: https://www.sachmoi.net
Xem tiếp…

CÁC CỤ TRẠNG VIỆT NAM

tháng 8 29, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


CÁC CỤ TRẠNG VIỆT NAM

Link tải sách: CÁC CỤ TRẠNG VIỆT NAM


Xem tiếp…

THI NHÂN VIỆT NAM

tháng 8 29, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


THI NHÂN VIỆT NAM

(1932 - 1941)
Link tải sách: THI NHÂN VIỆT NAM
Xem tiếp…

58. TAEKWON - DO (By CHOI HONG HI)

tháng 8 28, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


TAEKWON - DO


Link tải sách: TAEKWON - DO (By CHOI HONG HI)

Xem tiếp…

57. VÕ ĐANG CHÂN TRUYỀN

tháng 8 28, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VÕ ĐANG CHÂN TRUYỀN


Link tải sách: VÕ ĐANG CHÂN TRUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

56. THIẾU LÂM KIM CANG NÔI CÔNG

tháng 8 28, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

THIẾU LÂM KIM CANG NỘI CÔNG


Link tải sách:  THIẾU LÂM KIM CANG NÔI CÔNG
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

VỊNH XUÂN CHÍNH THỐNG PHÁI - TIỂU SỬ ĐẠI SƯ NAM ANH

tháng 8 28, 2018 |
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống võ thuật lâu đời, Đại Sư Nam Anh đã được ông ngoại truyền thụ võ công Thiếu Lâm Tự ngay từ thuở ấu thơ.
                                                                    Đại Sư Nam Anh, Việt Nam 1979
Đến năm 1959, ông được vinh dự trở thành hội viên của Tinh Võ Hội (vốn là một tổ chức quốc tế về võ thuật và tiêu chí để kết nạp vào hội viên rất chọn lọc) và theo học môn Võ Đang dưới sự huấn luyện của Đại Sư Quan Thế Minh. Năm 1967, ông có cơ duyên gặp được đạo sĩ Trương Tòng Phú, vốn là Đại Sư chưởng môn phái Võ Đang nên ông đã quyết định theo Thầy lên núi tu luyện suốt ba năm ròng.
Hạ sơn năm 1969 và từ đó đến năm 1975, ông theo học môn Vịnh Xuân với võ sư Hồ Hải Long (tên thật là Nguyễn Duy Hải), một trong số các truyền nhân của Đại Sư Nguyễn Tế Công . Trong khoảng thời gian ấy, cùng với võ sư Hồ Hải Long, ông đã sáng lập nên bộ môn Thần Khí Đạo với tinh hoa đặt nặng trên Khí và Thần.
Sau năm 1975, một hoàn cảnh đặc biệt đã khiến ông gặp gỡ Đại Sư Hạng Văn Giai tại trại học tập cải tạo Chí Hòa. Cùng trong cảnh ngộ là trại viên diện chính trị, giữa hai người đã nảy sinh một mối thâm giao. Suốt trong thời gian từ 1975 đến 1977, ngoài giờ học tập lao động, Đại Sư Hạng Văn Giai đã tâm truyền cho ông sở học thâm sâu về các ngành học thuật Đông Phương như Phong Thủy, Tướng Pháp và Tử Vi Đẩu Số. Sau khi mãn hạn học tập, ông đã quyết chí lặn lội tìm kiếm tung tích của Đại Sư Nguyên Minh theo lời gửi gắm của Đại Sư Hạng Văn Giai. Sau khi đã gặp và vượt qua nhiều thử thách, ông đã được Đại Sư Nguyên Minh nhận làm đệ tử thân tín và dốc lòng truyền dạy cho ông để kiện toàn hết trình độ cao đẳng và siêu đẳng của Vịnh Xuân (từ năm 1977 đến năm 1983).
Đại Sư Lưu Đại Phong và Đại Sư Nam AnhSau hơn 30 năm khổ luyện, Đại Sư Nam Anh đã được Đại Sư Nguyên Minh , đại diện ủy quyền của Kim Cương Tự, chính thức sắc phong Chu Sa Đai đệ cửu đẳng và được chỉ định làm chưởng môn đời thứ 6 Vịnh Xuân Chính Thống Phái tại Việt Nam. Sự lựa chọn này chủ yếu xét đến kiến văn, trình độ văn hóa và khả năng vận dụng trong xã hội đương đại.
Trong năm 1978, ông cũng gặp lại Đại Sư Lưu Đại Phong, tức Lục Bình Đạo Nhân, vốn là sư đệ của Đại Sư Trương Tòng Phú. Cũng là người phái Võ Đang, Lục Bình Đạo Nhân quí ông như một đệ tử thân tín và trở thành cố vấn tinh thần cho ông.
Đặc biệt vào năm 1980, ông đã khổ công tập luyện thêm Bạch Mi chính thống phái tại Việt Nam với Đại Sư chưởng môn Lư Bình Vân, nhờ vậy hóa giải được mối bất hòa trước đây giữa hai môn phái Bạch Mi và Vịnh Xuân.
Bên cạnh sự nghiệp về Võ Thuật, Đại Sư Nam Anh còn hoạt động rất tích cực trong nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác :
Đại Sư Lư Bình Vân và Đại Sư Nam AnhTốt nghiệp Cao Học Luật Công Pháp Quốc Tế tại Luật Khoa Đại Học Đường – Sài Gòn, cử nhân văn chương Pháp và Đức – Đại Học Sư Phạm Sài Gòn.
1969 đến 1973 : Hội viên Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam, phó tổng thư ký Tòa soạn Nguyệt san Võ thuật là tạp chí duy nhất về võ thuật thời đó.
1973 : Luật Sư thuộc Luật Sư Đoàn – Sài Gòn.
1973 đến 1975 : Cố vấn Pháp Lý cho Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam
1977 đến 1986 : Hội viên Hội Luật Gia Việt Nam.
Đến Québec – Canada năm 1986, ông là Giáo Sư giảng dạy hơn 9 năm tại Đại Học Montréal, cùng lúc hoàn tất học trình Tiến Sĩ Luật Thương Mại quốc tế.
Đại Sư Nam Anh còn là Chủ tịch kiêm sáng lập viên Liên Đoàn Quốc Tế Thiếu Lâm Vịnh Xuân Nam Anh Kung Fu và Liên Đoàn Quốc Tế Vịnh Xuân Chính Thống phái. Đồng thời ông cũng là Chủ tịch kiêm sáng lập viên Hội Án, Ma, Nã tại Québec và là tác giả của hơn 16 quyển sách các loại từ võ thuật, sinh ngữ, kiến trúc, đến đông y, tử vi đẩu số v.v… xuất bản trong những năm 1969 – 1975.
 Nguồn: http://vinhxuanphai.com
Xem tiếp…

55. VÕ THUẬT AIKIDO

tháng 8 27, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VÕ THUẬT AIKIDO

Link tải sách: VÕ THUẬT AIKIDO
Nguồn: www.sachvui.com
Xem tiếp…

54. NHU ĐẠO BIẾN THẾ

tháng 8 27, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


NHU ĐẠO BIẾN THẾ


Thượng tọa THÍCH TÂM GIÁC

Link tải sách: NHU ĐẠO BIẾN THẾ
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

53. GIAI THOẠI VÕ LÂM & TRUYỆN HAY VÕ THUẬT

tháng 8 27, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

GIAI THOẠI VÕ LÂM & TRUYỆN HAY VÕ THUẬT


Link tải sách: GIAI THOẠI VÕ LÂM & TRUYỆN HAY VÕ THUẬT
Nguồn: https://www.facebook.com/ha.dong.988373
Xem tiếp…

52. THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG

tháng 8 27, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG

Link tải sách: THÁI CỰC ĐƯỜNG LANG
Nguồn: https://www.facebook.com/ha.dong.988373

Xem tiếp…

11. VIỆT SỬ KHÁI YẾU

tháng 8 27, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VIỆT SỬ KHÁI YẾU


Link tải sách: VIỆT SỬ KHÁI YẾU
Nguồn: https://tusachtiengviet.com/
Xem tiếp…

51. HỒNG GIA QUYỀN

tháng 8 27, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

HỒNG GIA QUYỀN


Link tải sách:HỒNG GIA QUYỀN
Nguồn: Nguyễn Văn Hoa


Xem tiếp…

50. NHỮNG MÔN VÕ BÍ TRUYỀN TRÊN THẾ GIỚI

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


NHỮNG MÔN VÕ BÍ TRUYỀN TRÊN THẾ GIỚI



Link tải sách: NHỮNG MÔN VÕ BÍ TRUYỀN TRÊN THẾ GIỚI
Nguồn: https://www.facebook.com/ha.dong.988373
Xem tiếp…

49. GIẢI HUYỆT BÍ TRUYỀN

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

GIẢI HUYỆT BÍ TRUYỀN


Link tải sách: GIẢI HUYỆT BÍ TRUYỀN
Nguồn: https://www.facebook.com/ha.dong.988373
Xem tiếp…

48. BÀI QUYỀN KARATE

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

BÀI QUYỀN KARATE


Link tải sách: BÀI QUYỀN KARATE
Nguồn: https://www.facebook.com/ha.dong.988373

Xem tiếp…

47. TINH HOA KHÔNG THỦ ĐẠO

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


TINH HOA KHÔNG THỦ ĐẠO

Link tải sách: TINH HOA KHÔNG THỦ ĐẠO
Nguồn: https://www.facebook.com/ha.dong.988373


Xem tiếp…

10. LỊCH SỬ NỘI CHIẾN Ở VIỆT NAM 1771 - 1802

tháng 8 26, 2018 |
Xem tiếp…

9. GIA ĐỊNH XƯA & NAY

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách



GIA ĐỊNH XƯA & NAY




Link tải sách: GIA ĐỊNH XƯA & NAY
Nguồn: https://tusachtiengviet.com/
Xem tiếp…

8. CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ





Link tải sách: CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ
Nguồn: https://tusachtiengviet.com/
Xem tiếp…

7. PHAN BỘI CHÂU NIÊN BIỂU

tháng 8 26, 2018 |
Xem tiếp…

6. SA ĐÉC XƯA & NAY

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


SA ĐÉC XƯA & NAY




Link tải sách: SA ĐÉC XƯA & NAY
Nguồn: https://www.tusachtiengviet.com/
Xem tiếp…

5. KIẾN HÒA XƯA & NAY- ĐỊA LINH NHƠN KIỆT

tháng 8 26, 2018 |
Xem tiếp…

4. VĂN LANG DỊ SỬ

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VĂN LANG DỊ SỬ





Link tải sách: VĂN LANG DỊ SỬ
Nguồn: https://tusachtiengviet.com/
Xem tiếp…

3. DÂN TỘC CHÀM LƯỢC SỬ

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


DÂN TỘC CHÀM LƯỢC SỬ




Link tải sách: DÂN TỘC CHÀM LƯỢC SỬ
Nguồn: https://tusachtiengviet.com/
Xem tiếp…

2. ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ - KINH SƯ

tháng 8 26, 2018 |
Xem tiếp…

LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ




Link tải sách: LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ
Nguồn: http://www.tusachtiengviet.com/


Xem tiếp…

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC


Link tải sách: TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC



Xem tiếp…

46. TỰ LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


TỰ LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG


GS. HÀNG THANH
PHƯƠNG THÁI KHÔNG ĐẠI SƯ

Nguồn: Nguyễn Văn Hoa
Xem tiếp…

45. VÕ ĐANG THÁI CỰC QUYỀN

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


VÕ ĐANG THÁI CỰC QUYỀN

GS. HÀNG THANH

Link tải sách: VÕ ĐANG THÁI CỰC QUYỀN



Xem tiếp…

44. VÕ ĐANG BÁT BẢO QUYỀN

tháng 8 26, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách

VÕ ĐANG BÁT BẢO QUYỀN


NAM ANH


Link tải sách: VÕ ĐANG BÁT BẢO QUYỀN

Xem tiếp…

NẾP CỦ: HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - TẬP 2

tháng 8 25, 2018 |
Xem tiếp…

NẾP CỦ: HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - TẬP 1

tháng 8 25, 2018 |
Xem tiếp…

CAO NGUYÊN MIỀN THƯỢNG - TẬP 2

tháng 8 25, 2018 |
Xem tiếp…

1. HÙNG KHÍ TÂY SƠN

tháng 8 25, 2018 |
Giới thiệu cuốn sách


HÙNG KHÍ TÂY SƠN




Link tải sách: HÙNG KHÍ TÂY SƠN


Xem tiếp…

CAO NGUYÊN MIỀN THƯỢNG - TẬP 1

tháng 8 25, 2018 |
Xem tiếp…

Bài viết với thời gian

Tổng truy cập