Những người ái mộ Võ thuật nói chung và yêu Vịnh Xuân Quyền nói riêng ở miền Nam Việt Nam không mấy ai là không biết đến danh tiếng của Thầy Hồ Hải Long (Tên thật là Nguyễn Duy Hải, sinh năm 1917 và mất năm 1988). Từ năm 1954 đến cuối đời, Thầy đã liên tục đào tạo rất nhiều đợt môn đệ thành danh sau này.
Những người ái mộ Võ thuật nói chung và yêu Vịnh Xuân Quyền nói riêng ở miền Nam Việt Nam không mấy ai là không biết đến danh tiếng của Thầy Hồ Hải Long (Tên thật là Nguyễn Duy Hải, sinh năm 1917 và mất năm 1988). Từ năm 1954 đến cuối đời, Thầy đã liên tục đào tạo rất nhiều đợt môn đệ thành danh sau này.
Một điều đặc biệt là Thầy luôn dốc hết tâm huyết và sở học truyền dạy cho các môn sinh bất luận giờ giấc trong ngày, vì thế tuy số lượng môn đồ của Thầy rất nhiều và tiếp nối nhau nhưng các sư huynh sư đệ cũng không thể biết hết mặt nhau. Do vậy, là người đã có may mắn được thọ giáo với Thầy từ cuối năm 1971, người viết nay đã xấp xỉ tuổi 60, cũng muốn cung cấp chút thông tin trung thực cho các bạn trẻ yêu môn Vịnh Xuân về các bậc Thầy và đàn anh đã đi trước trên con đường tầm sư học Đạo.
Vào thời điểm năm 1971, những người Đại đệ tử đã đạt trình độ Võ sư của Thầy gồm có 4 vị :
1- Võ sư Thiếu Sơn, một nghệ nhân đam mê cả nghề mộc, chuyên thiết kế mộc nhân cho môn phái.
2- Võ sư Điển, nguyên là sĩ quan cấp trung úy binh chủng Dù của chính quyền Sài Gòn. Trước khi nhập môn Vịnh Xuân, võ sư Điển đã là một võ sư trẻ của môn phái Nam Tông do Võ sư Lê Văn Kiển làm Chưởng Môn.
3- Võ sư Nam Anh, trước đó đã là một võ sư nổi tiếng phái Võ Đang. Với cương vị Phó Tổng Thư Ký nguyệt san Võ Thuật (là tờ báo duy nhất nghiên cứu về Võ thuật thời đó), Võ sư Nam Anh đã tôn vinh Thầy trên sách báo. Nhờ vậy giới Võ thuật miền Nam lúc ấy ai cũng biết đến danh tiếng Thầy. Các bạn trẻ yêu võ đã tìm đến Thầy rất đông, tuy thời gian thử thách có dài, nhưng những người hằng tâm đều đã được Thầy thâu nhận.
4- Võ sư Nguyễn Duy Vũ, trưởng nam của Thầy. Ngoài môn Vịnh Xuân, võ sư Vũ còn được Thầy chân truyền cả sở học về Thiếu Lâm Hàn Bái Đường.
Kế đến là các vị Sư đệ nhập môn từ năm 1973 trở về sau và cũng đã thành danh trên con đường Võ Đạo như:
1- Võ sư Hồ Thiết Bưu (tức Kiến trúc sư Lam)
2- Võ sư Hồ Phi Hổ (tức Võ Sư Huỳnh Ngọc Ẩn, người có công làm rạng danh sư môn tại Liên Bang Nga)
3- Võ sư Hồ Phục Hổ, tức võ sư Phước, Hội viên Hội Võ Cổ Truyền Tp. Hồ Chí Minh, một võ sư trẻ đã góp phần đáng trân trọng vào việc huấn luyện Vịnh Xuân tại Việt Nam.
Thắp nén tâm hương tưởng nhớ đến Thầy, xin cầu chúc Vịnh Xuân Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ thể theo tâm nguyện của Thầy là góp phần đào tạo nên những thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam “Trí, Dũng song toàn”, như đã từng thể hiện qua bức hoành phi sơn son thiếp vàng treo giữa nhà Thầy năm xưa : “Hồ Hải Văn Vũ Đường”.
Thay lời kết, xin được chia sẻ với các bạn yêu võ thuật suy nghĩ sau : Cốt lõi của tinh thần Võ Đạo thì hoàn toàn phi chính trị, song, đứng về góc độ “Nghĩa vụ công dân”, thiết nghĩ trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực (Trung thực vốn là đức tính hàng đầu của người học và luyện võ) cũng góp phần nhất định vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, và trong một chừng mực nào đó cũng góp phần bảo vệ an ninh văn hóa và ổn định chính trị. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm “Tốt đời đẹp Đạo”.
Nguồn: Trích trong bài viết của võ sư Trần Ngọc Xuyên
Bạn đang xem CHI PHÁI VỊNH XUÂN CỦA CỐ VÕ SƯ HỒ HẢI LONG tại TỦ SÁCH VÕ THUẬT 123
Đừng quên CHIA SẺ BẢN PDF MIỄN PHÍ đến những Bằng Hữu đam mê Võ thuật nếu bài viết có ích !
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét