Những vị tiền bối sáng tạo ra Thiếu Lâm Châu Gia là 5 anh em ruột nhà họ Châu ở Quảng Đông.
Từ trái sang: Châu Điền (Jow Tin), Châu Bưu (Jow Biu), Châu Long (Jow Lung), Châu Hiệp (Jow Hip) và Châu Hải (Jow Hoy)
Trung Ngoại Châu Gia hay Châu gia kung fu, là một võ phái miền nam Trung Hoa do Châu Long sáng tạo vào đầu thế kỷ 20 tại Quảng Đông.
Châu Long là một môn đồ Hồng Gia Quyền, sau đó học tập thêm Thái Gia Quyền từ Thái Giáo và Bắc Thiếu Lâm.
Châu Gia Quyền và Thiếu Lâm Châu Gia là tên gọi khác của Trung Ngoại Châu Gia trong họ Nam Quyền Quảng Đông.
Những vị tiền bối sáng tạo ra Thiếu Lâm Châu Gia là 5 anh em ruột nhà họ Châu ở Quảng Đông. Từ trái sang: Châu Điền (Jow Tin), Châu Bưu (Jow Biu), Châu Long (Jow Lung), Châu Hiệp (Jow Hip) và Châu Hải (Jow Hoy)
Nguồn gốc và sự phát triển
Trung Ngoại Châu Gia là một bộ môn quyền thuật thuộc võ phái Thiếu Lâm (Trung Quốc). Bộ môn quyền thuật này được sáng tạo do Châu Long.
Tiểu sử Châu Long
Châu Long (Jow Lung) – sinh ngày 17 tháng 3 âm lịch (năm 1891) tại ngôi làng Tạ Hổ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cha của Châu Long là Châu Phương Hải (Jow Fong Hoy) và mẹ ông ta là cô con gái rượu của bà Lý (Li). Vào lúc bộ môn này được khai sinh, phong thái đặc trưng của bộ môn quyền thuật này được coi như là một phong cách pha trộn giữa “đầu Hồng Gia Quyền, đuôi Thái Gia Quyền” – nghĩa là khi nhập môn thì học kỹ pháp của Hồng Gia, đến trình độ cao hơn thì học kỹ pháp của Thái Gia – và kết hợp các loại quyền pháp của Hổ Hình (Tiger Form) Quyền và Báo Hình Quyền (Leopard Form). Người ta gọi môn quyền này như vậy bởi vì các chiêu thức thiết yếu đã kết hợp các cơ bắp và sự chuyển động mạnh mẽ của Hồng Quyền với các bộ tấn nhanh nhẹn và cước pháp (đòn chân) của Thái Gia Quyền tạo cho bộ môn quyền này trở thành một môn võ tự vệ rất hiệu quả trên cơ sở chuyên phối hợp tấn công và phòng thủ cùng một lúc.
Các dòng tộc họ Châu đa phần là những người nông dân bản cư tại làng Tạ Hổ (Sa Fu). Châu Long (Jow Lung) có một người chú tên là Châu Hồng (Jow Hung), là võ sư chuyên dạy quyền thuật Thiếu Lâm Hồng Gia trong nhiều năm trước đó, và được giới võ thuật ngầm thừa nhận như là người giỏi võ nhất tại huyện Xuân Huy (Sun Wui). Châu Long cùng các em trai của mình là Châu Hiệp (Jow Hip), Châu Bưu (Jow Bill), Châu Hải (Jow Hoy) và Châu Điền (Jow Tin) đã tập luyện Hồng Gia Quyền với chú ruột của họ. Châu Long không bao giờ thốt lên một tiếng nào phàn nàn về các chương trình khổ luyện và chẳng bao lâu đã chứng tỏ là môn đồ xuất sắc nhất. Châu Hồng đã xem Châu Long là truyền nhân có thể kế tục những giáo pháp Thiếu Lâm Quyền của mình. Một ngày nọ, Châu Hồng đã gọi Châu Long đến và nói rằng ông ta không còn thọ bao lâu nữa khi mà chứng bệnh kinh niên của ông ta đã quay trở lại. Trong khi vẫn còn thời gian, ông ta đã dạy cho Châu Long những chiêu thức còn lại và những chiêu thức đấu pháp của Bát Quái Côn (Pa Kua : Pa means Eight, Kua means Changes, Staff means Pole). Sau đó một tháng, Châu Hồng qua đời.
Sự ra đi của chú ruột không có nghĩa là Châu Long đã chấm dứt con đường học tập quyền thuật. Châu Long đã đi đến huyện Tiểu Hinh (Siu Hing) nơi gặp Thái Giáo (Choy Kau) thuộc dòng Thái Gia Quyền được sáng tạo. Từ Thái Giáo, Châu Long lại tập luyện thêm Thái Gia Quyền. Châu Long cảm thấy rằng ông ta có lẽ đã sở đắc được tinh túy của hai dòng quyền thuật mà ông ta đã học được cho đến lúc này. Ông ta cảm thấy thích sự dũng mãnh cương ngạnh của Hồng Quyền và các bộ tấn nhanh nhẹn của Thái Gia Quyền. Cuối cùng ông ta đã kết hợp cả hai hệ thống quyền thuật này với nhau.
Khi Châu Long 19 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông ta đã rời quê nhà đi đến Kuala Lumpur (Mã Lai) tìm kế sinh nhai. Trong thời gian ở đây, ông ta đã dính dấp vào một trận ẩu đả và đã đả thương nặng một tên cướp xã hội đen. Mặc dù ông ta thật ra không việc gì phải bỏ trốn, Châu Long đã nghĩ rằng ông ta có lý do để ẩn trốn. Trong nhiều ngày ông ta sống nhờ vào các loại trái cây dại và dâu tây dại và sắp sửa bị ngất sỉu thì ông ta đã đến được một tu viện và xin được cứu giúp. Vị tu viện trưởng rất thông cảm với thử thách mà Châu Long vừa trải qua và nói rằng ông ta rất hoan nghênh chào đón Châu Long ở lại nếu ông ta có thể chịu được cuộc sống giản dị, thanh đạm và lối sống ở tu viện. Sau nhiều tháng quan sát kỹ lưỡng, vị tu viện trưởng không còn gì để nghi ngờ về tính cách của Châu Long và đã bắt đầu dạy Châu Long quyền thuật Bắc Thiếu Lâm. Sự hiểu lầm của Châu Long liên quan đến cái chết của tên cướp xã hội đen đã dẫn dắt ông ta đến với một cơ hội gặp gỡ trực tiếp một bậc thầy Thiếu Lâm Quyền. Được vị tu viện trưởng khuyến khích, Châu Long đã kết hợp tất cả các hệ quyền thuật mà mình đã học được khi còn ở quê nhà thành một môn quyền thuật thống nhất và đã ở lại tu viện hơn ba năm sau mới rời khỏi nơi này.
Vào năm 1915 Tướng Lý Phục Lâm ở Quảng Đông đang cần một tổng giáo đầu cho quân đội. Lý đã phát lệnh mời công khai bất kỳ người nào xin ứng cử vào vị trí này. Trong hơn 100 đương sự được nhận vào. Tướng Lý đã chia 10 người thành mười nhóm và tổ chức một cuộc thi đấu vòng loại. Châu Long đã đánh bại tất cả các đối thủ và đã được chỉ định vào vị trí này. Châu Long đã tiến cử các em của mình là Châu Hiệp, Châu Bưu, Châu Hải và Châu Điền trợ giáo cho những người lính và giúp các em của mình hoàn bị các kỹ pháp mới do ông ta vừa sáng tạo ra khi còn ở Mã Lai. Những người em của ông đã quyết định gọi hệ thống kỹ pháp này là Quyền thuật Châu Gia. Do tính hiệu quả và khả năng ứng chiến tốt của họ, các em của ông ta đã trở nên nổi tiếng là “Ngũ Hổ Châu Gia”.
Sau khi Châu Long qua đời, gia đình ông đã họp mặt và bình chọn Châu Bưu đảm trách thủ lĩnh của hệ phái này. Đại Sư Phụ Châu Bưu đã từ nhiệm vị trí của ông trong quân đội và bắt đầu nâng cao hệ thống quyền thuật Châu Gia. Trong vòng một năm ông ta đã thiết lập ra 14 võ đường Thiếu Lâm Châu Gia khắp Trung Hoa và trong vòng vài năm sau con số võ đường Thiếu Lâm Châu Gia đã lên đến hơn 80 võ đường. Vào năm 1936, võ đường Thiếu Lâm Châu Gia đã được thành lập đầu tiên ở tại khu Cửu Long (Kowloon), Hồng Kông. Võ đường Thiếu Lâm Châu Gia ở Hồng Kông đã sản sinh ra nhiều bậc thầy danh tiếng của bộ môn quyền thuật này.
Sự phổ biến Trung Ngoại Châu Gia
Ngày nay, Thiếu Lâm Châu Gia rất phổ biến ở Singapore, Malaysia, Anh Quốc, Úc, Đức và nhiều nơi khác trên thế giới, và môn quyền này đôi khi được gọi dưới danh nghĩa là Trung Ngoại Châu Gia. Ở Hồng Kông, vẫn có một số lượng lớn cư dân học tập bộ môn quyền này. Đôi khi, các võ đường Châu Gia được mời tham gia các cuộc tranh tài võ thuật như là một phần thi đấu quyền thuật vào các ngày chủ nhật ở công viên Cửu Long.
Khi bộ môn này mở rộng ra toàn cầu, có thể các môn sinh Thiếu Lâm Châu Gia tìm được điều gì đó trong môn võ tuyệt diệu này như là sự phát triển chung, đồng thời tinh lọc lại và tô bóng cho các chiêu thức của bộ môn quyền này để đẩy nó lên một tầm cao mới vĩnh hằng.
Châu Gia không phải là môn quyền thuật mà nhiều người đã từng nghe qua rằng nó có vẫn có nhiều môn sinh đáng kể. Trong phạm vi các lưu phái võ thuật, nó rất nổi tiếng và được nể trọng. Hiện nay có nhiều chi phái của 3 đại sư phụ (Châu Bưu, Châu Điền, và Châu Hiệp) có rất nhiều môn đồ ở Hồng Kông.
Nhiều võ đường Châu Gia vẫn duy trì theo truyền thống, chỉ dạy võ thuật trong võ đường, mà thường tọa lạc bên trong một tòa nhà chung cư. Nhiều võ đường ở tuốt trên lầu thượng vì vậy họ có thể chiếm lĩnh toàn bộ gian mái của tòa nhà. Tuy nhiên, có nhiều sự thay đổi được thực hiện thích hợp với thời đại mới. Châu Gia được truyền dạy trong các trường Đại Học ở Hồng Kông. Trường Đại Học Hồng Kông cũng có một câu lạc bộ Thiếu Lâm Châu Gia. Trong khi trường Đại Học Trung Hoa ở Hồng Kông cũng có nhiều môn sinh, họ thường dạy riêng lẻ với nhau.
Mỗi năm có nhiều buổi lễ chúc tụng sinh nhật của 5 vị Đại sư phụ. “Châu Long Đản” – ngày sinh của Đại Sư Phụ Châu Long là ngày lễ lớn nhất trong số những ngày này mà lúc đó nhiều võ đường cùng giao lưu với nhau tại một nhà hàng để trình diễn múa Lân Sư và các màn công diễn võ thuật, sau đó là một buổi tiệc hoành tráng diễn ra.
Tiểu phục hổ quyền
Tiểu phục hổ quyền (Siu Fuk Fu Kuen) là bài quyền cơ bản đầu tiên của Thiếu Lâm Châu Gia truyền dạy những chiêu thức cơ bản và nền tảng để nắm vững hệ thống quyền pháp sau này. Hầu hết tất cả các thế tấn đều xuất hiện trong bài quyền này. Phần lớn các chiêu thức đặc trưng cũng ở trong bài quyền này.
Tứ bình quyền
Tứ bình quyền (Sei Ping Kuen) là một bài quyền căn bản khác nữa, nó ngắn hơn bài Tiểu Phục Hổ Quyền và đôi khi được truyền dạy trước bài Tiểu phục hổ quyền.
La hán quyền
La Hán quyền là đặc trưng huyền thoại nhất trong Phật giáo Trung Hoa, và nhiều bộ môn võ thuật cũng có một bài quyền dành cho vị Phật Tại Thế này. Bài quyền này thường được đặc trưng hóa bởi các đường quyền (chuyển động) mạnh mẽ. Bài La Hán Quyền cũng là một bài quyền nhấn mạnh việc sử dụng lối đánh “Lôi quyền ào ạt” , nó cũng có nhiều thế quyền “La Hán Tẩy Diện” (La Hán rửa mặt) gồm 3 chiêu thức (Cup Chui, Com Chui, và Jon Chui) phóng quyền ra đòn liên tiếp nhau. Bài quyền này do Châu Bưu sáng tạo sau khi ông ta đến Hồng Kông.
Ưng trảo quyền
Ưng trảo quyền là bài quyền dạy cho các môn sinh di chuyển nhanh khi tấn công đối phương, bài quyền này được đặc trưng bởi chuyển động liên tiếp của 3 móng vuốt chim ưng và Ưng trảo thủ pháp (Claw Movement) thi triển trên mặt đất sau khi tung đòn đá bay.
Hoa quyền
Là một bài quyền hỗn chiến, người ta cho rằng bài này được sáng tạo bởi Châu Bưu trong khi ngẫu hứng thi triển quyền pháp tại một buổi tiệc. Vì vậy Khởi Thức của bài quyền này trông giống những đường quyền của các bài quyền khác.
Vạn tự quyền
Là bài quyền mà được gọi một cách “bóng bẩy” là “Hồng Đầu Thái Vỹ” (phần đầu bài là kỹ pháp của Thiếu Lâm Hồng Gia sử dụng thủ pháp – kiều pháp, phần cuối bài là kỹ pháp của Thiếu Lâm Thái Gia sử dụng cước pháp). Bài quyền này có Khởi Thức bằng các bộ tấn di chuyển chậm hơn so với nhiều đường quyền của Hồng Gia, sau đó bài quyền này tăng tiến dần tốc độ do thay đổi các thế tấn di chuyển rất nhanh. Đây là một bài quyền dài và luyện khí công (Chi Kung) kèm theo sức chịu đựng dẻo dai. Bài quyền này còn có kỹ thuật của Châu Bưu sáng tạo (như bài La Hán Quyền) gồm 3 đường quyền phóng liên tiếp nhau khi diễn tập.
Quốc tự quyền
Là bài quyền cao cấp dài và tích hợp hầu hết các chiêu thức của Thiếu Lâm Châu Gia. Vào đoạn cuối, bài quyền này có sử dụng cước pháp (đòn chân) của Bắc Thiếu Lâm.
Đại phục hổ quyền
Là bài quyền cao cấp có nguồn gốc từ (bài Cung tự phục hổ quyền) Thiếu Lâm Hồng Gia. Đây là bài quyền hay thực hành và luyện nhiều thế tấn cho tốt. Thường có nhiều đường quyền thực hiện trong cùng một thế tấn. Phần thức nhất của bài quyền (là phần dài hơn cả trong bài quyền này) luyện khí công và cũng luyện luôn cả Kiều Pháp (Kìu Sẩu). Phần thứ hai của bài quyền ngắn hơn gồm các đường quyền nhanh hơn mà thêm một lần nữa bài này cũng nhấn mạnh đến kỹ pháp Hồng Đầu Thái Vỹ (Hung tao, Choy mei).
Hổ báo quyền
Là bài quyền cuối cùng thực tập. Đây là bài quyền cao cấp huấn luyện nhiều kỹ thuật phối hợp. Bài quyền này cũng có những chiêu thức căn bản gần giống như kỹ thuật thực hiện “đòn đầu gối trước” ở tư thế đối diện đối thủ. Những bài quyền trên chưa phải là tất cả các bài quyền của Châu Gia, còn có nhiều kỹ thuật khác với các dòng kỹ pháp khác được tích hợp vào hệ thống quyền pháp của Châu Gia. Nhưng hầu hết các chiêu thức có cùng một phong cách kỹ pháp làm cho người ngoài dễ nhận ra đây là kỹ pháp Châu Gia. Hơn nữa, cho dù dòng quyền pháp nào xuất xứ từ đâu, đoạn dạo quyền bái tổ của Châu Gia luôn được thực hiện trước khi bắt đầu vào bài quyền làm nổi lên rằng đây chính là một môn đồ của Châu Gia.
Binh khí
Châu Gia có nhiều chủng loại binh khí bao gồm kiếm, đao, nguyệt đao, các loại roi, côn (trường côn, đoản côn), giáo (thương, kích, xà mâu), các loại dao ngắn, hổ đinh ba, … Châu Gia có nhiều loại binh khí thi thoảng pha trộn giữa các loại. Nhưng hầu hết các loại binh khí đều đi đến thống nhất rằng kỹ pháp Song Đao là đặc trưng nhất của Châu Gia, và biểu tượng của Châu Gia thông thường nhất là biểu hình hai thanh song đao bên trên chữ Châu được viết bên trong một bông hoa mai.
Múa Lân Sư
Châu Gia cũng rất nổi tiếng với màn múa Lân Sư. Nhiều võ đường Châu Gia tham gia hay được mời tham gia vào các nghi lễ và thường được khen thưởng vì màn trình diễn xuất sắc với kỹ năng múa Lân Sư này.
Cấp độ huấn luyện
Sơ đẳng
Học các thế tấn, bộ pháp (di chuyển tấn pháp), các chiêu thức thủ pháp tấn công (đòn tay), các loại thủ pháp đỡ gạt, và cước pháp (đòn chân); các chiêu thức tự vệ và các nguyên lý quyền pháp và đấu pháp; lịch sử võ thuật; lịch sử Thiếu Lâm Châu Gia; cách chào của Thiếu Lâm Châu Gia. Sau đây là các bài quyền căn bản:
· Tiểu phục hổ quyền
· Lưỡng đầu côn
· Tứ bình quyền
Vạn tự quyền
Các bài quyền có thể được thay thế nhau, không yêu cầu phải học theo trình tự.
Trung đẳng
Học chiến đấu căn bản, các đòn thế gài nhập và câu khóa đối phương khi nhập nội cận chiến; lý thuyết quyền thuật Trung Hoa; các hệ thống quyền thuật và quyền pháp; lý thuyết Khí Công và Thái Cực Khí Công và lý thuyết về Thập Hình (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Hầu, Sư, Mã, Bưu) của quyền pháp Châu Gia. Sau đây là các bài quyền Trung Đẳng:
· Hoa quyền
· Hổ vĩ đại đao
· Thương Thuật
· Tiểu hồng quyền
· Mai hoa song đao
· Mộc thung quyền (đánh với Mộc nhân)
· Song đao ngắn
· Hổ đinh ba (bài 1)
Cao cấp
Học các chiêu thức và các chiến thuật đấu pháp cao cấp. Các bài quyền cao cấp gồm:
· Tiểu ưng trảo quyền
· Cào cỏ chín răng
· Đại phục hổ quyền
· Ghế ngựa
· Vạn tự quyền
· Tam tiết côn (côn ba khúc)
· Trung Hoa tự quyền
· Song tô (còn gọi là Bát trảm đao)
· Đao 9 khoen
· Song cương tiên 3 đốt
· Lưỡi hái
Huấn luyện võ sư
Các bài quyền dành cho các võ sư:
· Lục giác quyền
· Thanh long đại đao (đao dài)
· Ngũ hình quyền (long, xà, hổ, báo, hạc)
· Song đoản kích
· Hổ báo quyền
· La hán quyền
· Hổ đinh ba (bài 2)
· Bát quái côn
· Bát quái trung bình côn
· Đơn đầu côn
Huấn luyện song đấu
Những bài song đấu luyện:
· Vạn tự quyền song đấu
· Tiểu phục hổ quyền song đấu
· Côn đấu côn
· Thương đấu đại đao song luyện
· Đại đao đấu thương
· Đinh ba đấu với khiên và đại đao
· Đơn đao và nạng đấu với thương
Thông tin thêm
Ở Việt Nam, tại quận 5 – Sài Gòn nơi mà cộng đồng người Hoa sinh sống, có võ đường của Thiếu Lâm Châu Gia trên đường Hàm Tử (quận 5 – Sài Gòn) với tên đoàn lân Nhân Nghĩa Đường được sáng lập ra bởi cố võ sư Lưu Hào Lương (qua đời năm 1971 tại quận 5) gốc người Quảng Đông di cư sang Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 1920. Con trai của ông là võ sư Lưu Kiếm Xương hiện nay đang quản nhiệm võ đường này . Năm 2007 võ sư Lưu Kiếm Xương tuy đã 62 tuổi nhưng trông rất tráng kiện và đội lân Nhân Nghĩa Đường của ông đã từng đại diện cho Việt Nam đoạt giải vô địch Lân Sư Rồng Châu Á tại Hồng Kông thắng luôn cả đội lân của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét