Cố Võ sư Trần Tiến (1911-2011) là một tông sư võ thuật Việt Nam. Trong cuộc đời võ thuật của mình, ông từng đoạt chức Vô địch kiếm thuật Bắc Kỳ, nổi danh với trận đánh hạ võ sư người Singapore Tiểu Lâm Xung, từng là huấn luyện viên võ thuật cho lực lượng Đặc công Việt Nam, từng được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tặng Huy chương vàng danh dự; được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao tặng Huy chương vì sự nghiệp thể thao, vì đã có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam. Ông cũng là chưởng môn hệ phái Thiếu Lâm Nội gia quyền Việt Nam
Cố Võ sư Trần Tiến (1911-2011)
Thân thế
Nguyên ông mang họ Hoàng, cùng chi họ với Hoàng Hoa Thám, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Ông nội Hoàng Hảo và cha Hoàng Tân từng tham gia nghĩa quân Yên Thế. Ông sinh ngày 4 tháng 2 năm 1911 (Tân Hợi) tại Cầu Vồng, tổng Vân Cầu, phủ Yên Thế (nay thuộc xã Song Vân, huyện Tân Yên), tỉnh Bắc Giang.
Năm 1913, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám mất tích, nghĩa quân Yên Thế tan rã; ông nội và bố mẹ ông phải thay tên đổi họ, lẩn tránh về Đồ Sơn (Hải Phòng). Tại đây, ông được gia đình làm khai sinh với ngày sinh 4 tháng 2 năm 1913.
Võ nghiệp căn cơ
Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống võ nghệ, ông được ông nội và cha khai tâm võ học lúc 10 tuổi. Năm 15 tuổi, ông thụ giáo với võ sư Lý Giang Nam (người gốc Phúc Kiến, đang lánh nạn ở Hài Phòng). Tuy chỉ tập luyện trong 5 năm, ông không chỉ đắc thủ được những tuyệt kỹ Thiếu Lâm Nội gia, mà còn học được y thuật cũng như võ đức của người thầy này. Điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp võ của ông sau này.
Sau khi sư phụ Lý Giang Nam hồi hương, ông tiếp tục trau dồi khả năng võ nghệ, thụ giáo nhiều môn võ khác nhau với nhiều võ như danh tiếng như học Nhu thuật với võ sư Tanabe (Nhật), Judo với võ sư Karachi (Nhật) và quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi). Với căn bản võ công và y thuật, cùng với sự khổ luyện, ông sớm trở thành một cao thủ võ lâm khi còn rất trẻ tuổi.
Tung hoành võ lâm
Tuổi thanh niên sôi nổi lại biết võ nghệ, ông nhiều lần tham gia các cuộc tranh tài võ thuật, đấu thắng nhiều độ đài. Năm 24 tuổi, ông đoạt chức vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Chưa chịu dừng lại, gót chân Trần Tiến còn lang bạt kỳ hồ khắp vùng Đông Nam Á. Ngàoi ra, ông còn tham gia thượng đài và đánh hạ các đối thủ sừng sỏ ở nhiều võ đài tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore. Bí quyết để trở thành nhà vô địch là biết sở trường, sở đoản võ sĩ của từng nước để có đòn thế khắc chế và có đấu pháp hợp lý. Có lần ở Singapore, Trần Tiến đọ sức cùng một võ sĩ tự xưng là Tiểu Lâm Xung. Võ sĩ này có sở trường đưa ngực, bụng chịu những cú đá trời giáng mà không hề hấn gì. Lại thêm bàn tay mệnh danh "thiết thủ" có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5 phân. Trần Tiến đã sử dụng nhu thuật, hầu quyền để phòng ngự, thăm dò, vô hiệu hóa các đòn đấm đá của Tiểu Lâm Xung. Rồi "xuất kỳ bất ý" chuyển sang xà quyền hạ gục đối thủ…
Trần Tiến đã tham gia nhiều cuộc so tài về roi và kiếm ở miền Bắc trong 6 tháng đầu năm 1936. Nhưng đến tháng 8.1936, Trần Tiến buộc lòng phải rời xa quê hương vào miền Nam do bị thực dân Pháp đe dọa bắt giam vì "xách động kẻ xấu luyện võ gây mất an ninh trật tự". Đến Sài Gòn, Trần Tiến tạm dừng bước và luyện tập tại Cercle Sportif Saigonnais (nay là Cung văn hóa lao động Tp. HCM) và sau đó hoạt động võ thuật ở nhiều nơi…
Năm 1943, Trần Tiến dạy thể dục tại đồn điền cao su Đất Đỏ (Plantation Terre Rouge de l’Indochine) ở Kompong Cham (Campuchia). Công nhân nơi đây phần lớn là người Việt từ miền Bắc sang. Trong thời gian làm việc, Trần Tiến được tên chủ đồn điền người Pháp "quý mến" vì đã giúp công nhân có sức khỏe để "làm việc suốt ngày đêm". Thật lòng, lúc đó Trần Tiến chưa biết gì về sự bóc lột của bọn chủ nhân tư bản cũng như không hiểu mình đang bị lợi dụng. Mãi đến cuối năm 1945, trong một lần nghỉ phép, Trần Tiến trở ra Hà Nội, đau lòng trước cảnh nhân dân chết đói quá thê thảm và được Việt Minh kêu gọi, Trần Tiến đã tham gia bộ đội vào đầu năm 1946. Mây năm đầu, Trần Tiến huấn luyện võ thuật cho "Bộ đội đặc biệt tinh nhuệ" (năm 1967 cải danh là đặc công). Những năm sau, tuy đảm nhận nhiệm vụ khác nhưng Trần Tiến vẫn thường xuyên luyện võ và dạy võ cho mọi người khi có điều kiện. Sau 32 năm phục vụ trong quân ngũ, Trần Tiến nghỉ hưu vào năm 1978. Thế nhưng đến cuối năm 1981, Trần Tiến còn tự nguyện sang huấn luyện võ thuật định kỳ cho một số sĩ quan quân đội nhân dân cách mạng Campuchia và mãi đến 20.09.1989 mới về nghỉ hẳn tại Tp. HCM.
Lão võ sư Trần Tiến qua đời ngày 21 tháng 2 năm 2011.
Cuộc đời võ nghiệp
Sẵn vốn liếng võ cổ truyền Việt Nam cộng với tinh hoa võ thuật của các tông phái Trung Quốc và Nhật Bản… cùng kinh nghiệm dạy võ trong quân đội, lão võ sư Trần Tiến đã tinh lọc và đúc kết thành võ phái Thiếu Lâm Nội Gia Quyền Việt Nam và phổ biến tại Trung tâm TDTT quốc phòng 2, Nhà bảo tàng không quân phía Nam… Học trò của ông có cả người Mỹ, Pháp, Ý, Nga, Brasil…
THIẾU LÂM NỘI GIA QUYỀN là môn phái chuyên luyện "Công phu Nội công – Ngoại công – Khí công – Ngạnh kình – Binh khí" với những đòn thế hiểm hóc, cận chiến đã được tinh chọn bởi Cố Lão Võ Sư – Trưởng môn TRẦN TIẾN. Đó là sự kết hợp đồng bộ "Thân, Trí, Đức, Y, Tâm, Đạo" thông qua luyện Thân (thân pháp), Trí dục (võ trí), Đức dục (võ đức), Y thuật (võ Y – Y học Cổ truyền); Nhằm nâng cao sức khoẻ, tăng cường đề kháng cơ thể, thân thể đạt được sự cường tráng, dẻo dai, từ đó phát huy được cái Tâm chính nghĩa, thấm nhuần cái Đạo của võ thuật. Cố Lão Võ sư TRẦN TIẾN sinh trưởng ngày 04 tháng 02 năm 1911 trong gia đình có truyền thống võ nghệ tại Cầu Vòng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đã được ông nội khai tâm võ học từ thuở 10 tuổi. Hai năm sau, ông nội qua đời, cha là người tiếp tục truyền dạy; Sau đó, trên con đường "tầm sư học đạo", năm lên 14 tuổi người thầy đầu tiên của "cậu bé Trần Tiến" bái sư chính là võ sư Lý Giang Nam, tiếp theo con đường võ học là môn võ nhu thuật cũ võ sư Watanabe (người Nhật) về trường kiếm Nhật cùng nhiều đòn thế sát thủ cận chiến; lại học võ Judo với Thầy Karachi (người Nhật), rồi luyện cả Quyền Anh cùng võ sĩ Lafleur (người Pháp gốc Phi – vô địch Đông Dương) và võ sư Henry Fabre – vô địch Marseille (người Pháp). Qua hơn 10 năm ròng rã luyện tập võ công, Ông đã "xuống núi" để thử sức mình. Ông tham gia nhiều cuộc tranh tài võ thuật, đấu thắng nhiều độ đài. Năm 24 tuổi, Trần Tiến đoạt chức vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Chưa chịu dừng lại, gót chân Trần Tiến còn lang bạt kỳ hồ khắp vùng Đông Nam Á. Từng thượng đài và đánh hạ các đối thủ sừng sỏ ở nhiều võ đài tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar, Singapore. Bí quyết để trở thành nhà vô địch là biết sở trưởng, sở đoản võ sĩ của từng nước để có đòn thế khắc chế và có đấu pháp hợp lý. Có lần ở Singapore, Trần Tiến đọ sức cùng một võ sĩ tự xưng là Tiểu Lâm Xung. Võ sĩ này có sở trường đưa ngực, bụng chịu những cú đá trời giáng mà không hề hấng gì. Lại them bàn tay mệnh danh "thiết thủ" có thể đấm vỡ tấm gỗ dày 5 phân. Trần Tiến đã sử dụng nhu thuật, hầu quyền để phòng ngự, thăm dò, vô hiệu hoá các đòn đấm đá của Tiểu Lâm Xung. Rồi "xuất kỳ bất ý" chuyển xà quyền hạ gục đối thủ…
Năm 1990, môn phái Thiếu lâm Nội Gia Quyền ra đời như một quy luật tất yếu trong làng võ tại trường Khí Tượng Thuỷ Văn số 236 đường Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình); Sau đó lại dời qua trung tâm dạy nghề LISADO Quân Khu 7, số 220 Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận); sau nữa là TTTT Bộ Quốc Phòng 2 (Q.Phú Nhuận); Rồi lại chuyển đến Bảo Tàng Không Quân, số 87 Thăng Long (Q.Tân Bình). Ngoài việc truyền bá võ học, tính đến nay: Cố Lão Võ sư Trần Tiến đã xuất bản 23 đầu sách chuyên về võ thuật, song song đó là sự lôi cuốn đông đảo người đam mê võ thuật trong nước với cả ngàn môn đồ, bên cạnh đó còn có môn đồ người nước ngoài như Nga, Pháp, Ý, Hàn … mà sự thành đạt trong sự nghiệp riêng của họ đã có ít-nhiều phát huy từ những bài học của Thầy Trần Tiến.
Vào lúc 13 giờ 07 phút, thứ Hai ngày 21/02/2011, Cố Lão Võ sư – Trưởng môn TRẦN TIẾN đã ra đi để lại bao tiếc nuối cho hàng ngàn môn đồ môn phái Thiếu Lâm Nội Gia Quyền trên toàn thế giới cũng như các bằng hữu đồng đạo trong Hội Võ thuật cổ truyền TP.Hồ Chí Minh Liên Đoàn Võ thuật Việt Nam… Người thì tiếc vì chưa học hết tuyệt kỹ từ thầy, kẻ thì tiếc cho làng võ đã mất đi một võ sĩ, tôn sư võ thuật… Sự ra đi của lão võ sư Trần Tiến là một tổn thất lớn lao cho làng võ Việt Nam. Một trong các môn đồ ưu tú đó có Võ sư Nguyễn Hùng Phương, người đã luôn có mặt đứng ra tổ chức từ tang lễ tiễn đưa vị thầy kính mến về cõi vĩnh hằng cũng như các ngày lễ trọng đại của môn phái… cũng bởi thực hiện chữ Đạo trong Võ Thuật. Được sự tín nhiệm và uỷ thác của đông đảo môn đồ môn phái Thiếu Lâm Nội Gia Quyền, Võ sư Nguyễn Hùng Phương với tư cách là Trưởng Ban Điều Hành cùng các Võ sư như: Võ sư Hữu Nhật, Võ sư Khắc Vĩnh, Võ sư Việt Ngà… và các Huấn luyện viên trong môn phái có trách nhiệm truyền dạy và phát triển môn phái Thiếu Lâm Nội Gia Quyền ngày càng bền vững cho thế hệ tương lai.
Ngày 09 tháng 09 năm 2014, Võ Sư Trưởng Tràng Trần Tam ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư THIẾU LÂM NỘI GIA QUYỀN. Danh hiệu CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VÕ SƯ là người đứng đầu môn phái. Để duy trì , phát triển môn phái mang tầm cỡ quốc tế, đồng thời tổ chức sự kiện quan trọng của môn phái và là ban giam khảo mỗi kỳ thi lên đai đẳng của môn sinh thế hệ sau ...
(Nguồn: wiki và chỉnh sửa bởi sanshouvietnam.com)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét