Sau khi Báo CATP số ra ngày 20-3 đăng ký sự Võ lâm Sài Gòn - Chợ Lớn, bài Thiếu Lâm Bạch Mi, được biết hiện có một người trẻ tuổi tự xưng là chưởng môn phái Thiếu Lâm Bạch Mi. Nhằm xác minh danh xưng trên, PV đã gặp võ sư Huỳnh Chí Dân (chưởng môn phái Thiếu Lâm Chánh Tông Thái Lý Phật) - từng nhiều năm học Thiếu Lâm Bạch Mi và lão võ sư Khổng Thọ để làm rõ vấn đề.
Đại lão võ sư Trương Lễ Tuyền (ngồi), chưởng môn đời thứ ba môn phái Thiếu Lâm Bạch Mi, được mệnh danh là “Đông Giang chi hổ”
KỲ NHÂN TRƯƠNG LỄ TUYỀN
Sư tổ Trương Lễ Tuyền (huyện Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) là “võ thuật thế gia”, ông tổ là Trương Ngọc Đường làm phó tướng triều đình nhà Thanh. Từ nhỏ, Trương Lễ Tuyền đã ham mê võ thuật, từng theo thọ giáo các vị danh sư Lâm Thạch, Lý Tùng (Lý gia quyền), Lâm Hiệp (Lâm gia quyền) và Linh Hư đạo sĩ. Sau đó, ông bái Trúc Pháp Vân thiền sư làm thầy (sư phụ Trúc Pháp Vân thiền sư là Quảng Huệ đại sư. Quảng Huệ đại sư là đệ tử chân truyền của Bạch Mi đạo trưởng).
Được Trúc Pháp Vân thiền sư tận tâm truyền dạy những sở đắc bí truyền công phu nội gia Bạch Mi cộng thêm sự khổ luyện và tiếp thu nhanh, tổ sư Trương Lễ Tuyền đã đạt đến trình độ “cảnh giới siêu việt” của võ thuật. Sau nhiều năm tu học, tổ sư Trương Lễ Tuyền từ giã sư phụ trở về Quảng Đông, thâu nhận môn đồ giảng dạy và phát dương quảng đại môn phái Bạch Mi, được giới võ lâm tôn kính tặng danh hiệu “Đông Giang chi hổ” (con hổ xứ Giang Đông), người đời sau tôn ông là “vị tổ Bạch Mi của tục gia đệ tử”. Các đồ đệ nổi bật gồm ba người con là Trương Bình Lâm, Trương Bình Phát, Trương Bình Sâm, Lại Quý Đình, Huỳnh Thiệu Long, Tăng Huệ Bác, Khưu Nhơn Hòa...
Bốn vị sư huynh đệ đưa môn phái Bạch Mi sang Việt Nam gồm Lại Quý Đình, Huỳnh Thiệu Long, Tăng Huệ Bác, Khưu Nhơn Hòa (võ sư Khưu Nhơn Hòa không thâu đệ tử). Gồm ba chi nhánh: 1) Lại Quý Đình thâu các đệ tử là Huỳnh Hưng Hoa, Tất Diễn, Trần Lâm, Lê Dung Huy, Trần Khai, Thủy Dung. 2) Huỳnh Thiệu Long có các đệ tử là Huỳnh Hớn, Huỳnh Quý Nam, Huỳnh Quan Lâm, Chu Kim. 3) Tăng Huệ Bác có các đệ tử là Tăng Bỉ Đức (con trai), Diệp Quốc Lương, Lăng Doanh, Lý Cẩm Tường, Huỳnh Quốc Huy, Huỳnh Tô, Quan Hùng.
Cố võ sư Diệp Quốc Lương (Trưởng đội lân Liên Thắng Đường) là đại đệ tử của sư ông Tăng Huệ Bác
SCANDAL CHẤN ĐỘNG LÀNG VÕ SÀI GÒN - CHỢ LỚNNăm 1958, võ lâm trong cộng đồng người Hoa nói chung và vùng Chợ Lớn nói riêng bỗng đâu xuất hiện tin qua báo chí: “Võ sư Trần Tử Long thuộc phái Ưng Trảo công sẽ từ Hồng Kông qua Việt Nam khiêu chiến với võ sư Diệp Quốc Lương - môn phái Thiếu Lâm Bạch Mi, vùng Chợ Lớn”, còn có tin võ sư Trần Tử Long được mệnh danh là “con thần long thấy đầu mà không thấy đuôi”, nổi tiếng với tuyệt kỹ Ưng Trảo (môn công phu dùng 5 ngón tay xỉa vào tường làm vỡ gạch), tại Hồng Kông khi đấu với võ sĩ Ấn Độ, ông này đã dùng độc chiêu Ngũ chỉ long trảo bóp nát hộp sọ đối phương!Đại sư Tăng Huệ Bác cấp tốc gọi điện xác minh về thân thế Trần Tử Long qua võ sư Quan Đức Hưng (diễn viên chuyên đóng vai Hoàng Phi Hồng) và ông Lưu Tram (đệ tử võ sư Lâm Thế Vinh), thì được trả lời: Ông Trần Tử Long là cao thủ Ưng Trảo công, sau khi đấu đài dẫn đến chết người đã rời Hồng Kông không rõ đi đâu, có người nói ông đi Nam Dương (Indonesia) hoặc đã sang Việt Nam.Để đối phó, đại sư Tăng Huệ Bác cấp tốc ngày đêm truyền dạy những tuyệt kỹ, kinh nghiệm cho đệ tử Diệp Quốc Lương, đồng thời dặn dò: “Con phải ráng luyện tập để đấu trận này, con phải thắng vì danh dự môn phái và thầy trò mình!”. Võ sư Diệp Quốc Lương không phụ lòng thầy, nỗ lực rèn luyện không ngừng. Ngày thượng đài đã đến, võ đài lập tại sân Tao Đàn, thầy trò Tăng Huệ Bác - Diệp Quốc Lương đến điểm đấu từ rất sớm, tại đây đã có hàng ngàn khán giả háo hức chờ đợi cuộc thư hùng, rốt cuộc, chẳng thấy Trần võ sư xuất hiện, khán giả lỡ mua vé phản đối rần trời, buộc cảnh sát phải ra tay giải tán. Sau này mới biết cuộc thách đấu trên là do báo chí Sài Gòn dựng chuyện để bán báo, Trần Tử Long thứ thiệt thì biền biệt tăm hơi, báo chí Sài Gòn dựa vào ông Trần Tử Long - một người Hoa bán trái cây ngâm ở đường Bùi Hữu Nghĩa, Q5 (sau hành nghề Đông y cạnh sân Tinh Võ, Q5) nhằm tạo scandal để bán báo! Sau vụ việc này, Trần Tử Long “dỏm” bị đệ tử của Diệp Quốc Lương xử một trận no đòn vì dám cả gan thách thức môn phái. Võ sư Diệp Quốc Lương đào tạo các đệ tử nổi tiếng gồm Nhâm Phước Đường (Đậu Sị), Trần Thiên Luân (Hồ Tiêu), Diêu Phước Dũng, Khổng Thọ (Bánh Súc)...Theo hệ phả, Thiếu Lâm Bạch Mi ở Việt Nam hiện nay chưa có danh xưng chưởng môn, chỉ có các vị trưởng lão, hiện một võ sư trẻ tên H.L.N.K tự xưng là chưởng môn Thiếu Lâm Bạch Mi là hoàn toàn bịa đặt, Bạch Mi truyền sang Việt Nam do công bốn vị sư huynh đệ tiền bối Lại Quý Đình, Huỳnh Thiệu Long, Tăng Huệ Bác, Khưu Nhơn Hòa, vì là đồng môn nên các vị đã nhất trí không dùng danh xưng chưởng môn mà lập ra một hội đồng trưởng lão, do các chi nhánh tiền bối hợp lại (chỉ có đại sư huynh hoặc thầy chỉ định) do đó từ trước đến nay môn phái Thiếu Lâm Bạch Mi không có danh xưng chưởng môn ở Việt Nam, nếu có chỉ là sự bịa đặt.Ngọc Thiện (CATP)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét